"Tấc đất tấc vàng" - Đất đai là một loại tài sản, loại hàng hóa đặc biệt, có giá trị lớn và được người dân Việt Nam giữ gìn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đất sẽ có những cá nhân không tuân thủ đúng quy định của pháp luật đất đai, do đó với những trường hợp này, Nhà nước sẽ áp dụng biện pháp thu hồi lại diện tích đất đó. Dưới đây là bài viết nêu rõ các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật 2023 cho cá nhân tham khảo.
Mục lục bài viết
- 1 1. Thu hồi đất do vi phạm về luật đất đai được hiểu như thế nào?
- 2 2. Đặc điểm về thu hồi đất do vi phạm về luật đất đai:
- 3 3. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm về luật đất đai:
- 4 4. Căn cứ thu hồi đất do vi phạm về luật đất đai:
- 5 5. Thu hồi đất do vi phạm về luật đất đai có được bồi thường hay không?
1. Thu hồi đất do vi phạm về luật đất đai được hiểu như thế nào?
Theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2014, tại khoản 11 Điều 4 đã giải thích rõ về khái niệm thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật đất đai.
Như vậy, từ định nghĩa nêu trên, có thể hiểu một cách khái quát về thu hồi đất do vi phạm luật đất đai như sau: Thu hồi đất do vi phạm về luật đất đai được hiểu là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại đất và quyền sử dụng đất đã giao cho các chủ thể sử dụng theo quy định của pháp luật đất đai khi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật đất đai.
2. Đặc điểm về thu hồi đất do vi phạm về luật đất đai:
Thứ nhất, thu hồi đất là một trong những nội dung cơ bản của quản lý Nhà nước về đất đai cùng với việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất,… Thẩm quyền thu hồi đất được xác định theo thẩm quyền cơ quan giao đất, cho thuê đất, vì vậy, cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất nào thì có quyền thu hồi đất với loại đất đó.
Thứ hai, phương pháp mệnh lệnh là phương pháp được sử dụng trong mọi trường hợp thu hồi đất trên thực tế. Tuy nhiên, bên cạnh phương pháp mệnh lệnh hành chính, Nhà nước còn sử dụng phương pháp đối thoại, vận động, giáo dục, thuyết phục nhằm tạo sự đồng thuận từ phía người sử dụng đất.
Thứ ba, thu hồi đất là biện pháp pháp lý quan trọng nhằm thể hiện quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu.
Thứ tư, thu hồi đất gây ra những hậu quả pháp lý cho người sử dụng đất. Người dân sẽ bị mất quyền sử dụng đất, không có chỗ ở hoặc không có công ăn việc làm, cuộc sống đảo lộn, khó khăn,… do đó, thu hồi đất được pháp luật quy định rất chặt chẽ và hạn chế.
3. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm về luật đất đai:
Căn cứ Điều 64 Luật Đất đai năm 203, sửa đổi, bổ sung năm 2018 đã quy định về trường hợp Nhà nước thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai, bao gồm:
Thứ nhất, sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm. Đây là trường hợp cá nhân, tổ chức sử dụng đất không đúng mục đích sử dụng đất được ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đã bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này. Có thể coi đây là trường hợp được đặt ra để “xử lý” người sử dụng đất khi có hành vi tái phạm.
Thứ hai, người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất. Đây là hành vi người sử dụng đất có những tác động làm gây ảnh hưởng đến bản chất đất khiến đất mất đi giá trị sử dụng. Diện tích đất trở nên cằn cõi, không thể khai thác được, làm mất hoặc giảm độ dày tầng đất đang canh tác.
– Đất được giao, cho thuê đất không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền, chẳng hạn: Trường hợp người đứng đầu điểm dân cư giao đất hoặc Ủy ban nhân dân xã, các cấp giao đất không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật đất đai; hay như tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng lại tự cắt đất, bố trí cho công chức, cán bộ sử dụng.
– Tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng nhưng đã tự phân phối, bố trí cho cán bộ, công nhân viên, xã viên để sử dụng làm nhà ở và các mục đích khác.
– Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật Đất đai mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho.
– Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm. Khi người sử dụng đất được Nhà nước giao đất để quản lý mà bị lấn, chiếm thì sẽ không bị thu hồi đất. Quy định này nhằm nâng cao trách nhiệm của cá nhân, tổ chức thực hiện việc quản lý đất đai.
– Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
– Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành.
– Đất trồng cây hằng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
– Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.
4. Căn cứ thu hồi đất do vi phạm về luật đất đai:
Việc Nhà nước thu hồi đất nói chung và thu hồi đất vì lý do vi phạm pháp luật đất đai nói riêng sẽ có những ảnh hưởng vô cùng lớn đối với chủ sở hữu có đất. Chính vì vậy, việc thu hồi đất do vi phạm luật đất đai cần được điều chỉnh và quy định về căn cứ để thu hồi đất. Để tiến hành thu hồi đất của cá nhân, tổ chức do vi phạm pháp luật, trước tiên là phải tồn tại hành vi vi phạm của người sử dụng đất. Căn cứ khoản 2 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 đã quy định về căn cứ thu hồi đất vì lý do vi phạm luật đất đai là phải căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
5. Thu hồi đất do vi phạm về luật đất đai có được bồi thường hay không?
Theo quy định tại Điều 82 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 đã quy định về những trường hợp khi thu hồi đất không được bồi thường về đất, trong đó có quy định về trường hợp Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018. Như vậy, theo quy định trên, thì trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai sẽ không được hưởng tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Quyết định thu hồi đất trong trường hợp người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật đất đai xuất phát từ ý chí chủ quan của người sử dụng đất. Hay nói cách khác, vi phạm này xuất phát từ lỗi của người người sử dụng, khi được nhà nước giao đất, cho thuê đất,… người sử dụng đất cần có nghĩa vụ, trách nhiệm sử dụng đất hợp lý, phù hợp với mục đích sử dụng đất mà Nhà nước cho phép. Chính vì vậy, khi người sử dụng đất có một trong những hành vi tại Điều 64 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 thì đương nhiên sẽ không được hưởng khoản tiền bồi thường khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất Đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 số