Thẩm phán là gì? Điều kiện để làm thẩm phán? Các trường hợp phải thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án dân sự? Nhiệm vụ quyền hạn của thẩm phán theo luật tố tụng dân sự? Quy trình trở thành Thẩm phán?
Hiện nay thì các lĩnh vực liên quan đến pháp luật đã không còn trở lên xa lạ với người dân. trong giai đoạn xét xử trong tố tụng dân sự thì người được nhà nước trao quyền để xét xử một vụ án đó là Thẩm phán. Vậy Thẩm phán là gì? Điều kiên và quy trình để trở thành thẩm phán bao gồm những gì? Ngoài ra thì các trường hợp phải thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án dân sự được pháp luật hiện hành quy định như thế nào? Hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu về nội dung này trong bài viết chi tiết dưới đây:
Cơ sở pháp lý:
–
1. Thẩm phán là gì?
Thẩm phán được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự là chức danh trong hệ thống Tòa án do cá nhân được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án và giải quyết những công việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án.Tuy nhiên, thẩm phán Tòa án nhân dân ở nước ta được chia theo các cấp xét xử, gồm có: Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tình, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện, và thẩm phán trong Tòa án quân sự.
Từ các quy định của pháp luật hiện hành về tố tụng thì Thẩm phán Toà án nhân dân ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có: Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh bao gồm Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ượng, Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện bao gồm Thẩm phán Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Thẩm phán Toà án quân sự các cấp bao gồm Thẩm phán Toà án quân sự trung ương đồng thời là Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu bao gồm Thẩm phán Toà án quân sự quân khu và tương đương, Thẩm phán Toà án quân sự khu vực. Kèm theo đó thì Thẩm phán sẽ được quyền nhân danh Nhà nước, được pháp luật trao quyền để thực hiện xét xử các vụ án, tranh chấp và đưa ra phán quyết đối với những hành vi vi phạm pháp luật.
2. Điều kiện để làm thẩm phán?
Hiện nay trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 đã quy định rất cụ thể về các tiêu chuẩn để trở thành thẩm phán, thì cá nhân mang Quốc tịch Việt Nam, trung thành tuyệt đối với đất nước, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam; để trở thành một thẩm phán là người đem lại công bằng cho nhân dân thì bên cạnh việc mang Quốc tịch Việt Nam thì cần phải có tư tưởng, phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần dũng cảm, luôn bảo vệ công lý và trung thực với nhiệm vụ được giao và trình độ chuyên môn tốt nghiệp cử nhân luật trở lên; Không chỉ có vậy mà thẩm phán là một chức danh rất quan trong trong việc xét xử một vụ án để đảm bảo việc nhiều áp lực thì trước tiên cần phải có tình trạng sức khỏe tốt để hoàn thành nghiệm vụ được giao sau đó là điều kiện phải hoàn tất quá trình đạo tào nghiệp vụ. Để một Thẩm phán có thể xét xử một vụ án đảm bảo việc công bằng, công khai minh mình trong một vụ án thì không thể thiếu các kinh nghiệm công tác trên thực tế trong quá trình tố tụng.
3. Các trường hợp phải thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án dân sự
Để giải quyết đúng đắn các vụ việc dân sự, sự vô tư của những người tiến hành trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn là điều rất quan trọng. Vì vậy, pháp luật dân sự quy định những người tiến hành tố tụng dân sự phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong trường hợp có thể dẫn đến sự không vô tư của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn. Đối với việc thay đổi thẩm phán, các trường hợp đó được quy định cụ thể tại Điều 47 Bộ luật tố tụng dân sự:
“Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong các trường hợp sau đây:
1.Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 46 của Bộ luật này;
2.Họ cùng thuộc trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;
3.Họ đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ án đó, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh thì vẫn được tham gia xét xử nhiều lần cùng một vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;
4. Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Thư ký Toà án.”
Theo quy định tại Điều 14 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP, trong trường hợp trong Hội đồng xét xử có hai người thân thích với nhau thì chỉ một người phải từ chối hoặc bị thay đổi.
Thẩm quyền và thủ tục thay đổi thẩm phán ở trước phiên tòa và trong phiên tòa có sự khác nhau. Vì giải quyết vụ án dân sự trước phiên tòa do thẩm phán thực hiện, ở phiên tòa do Hội đồng xét xử thực hiện. Việc thay đổi thẩm phán trước phiên tòa do chánh án tòa án quyết định (Khoản 1 Điều 51 Bộ luật tố tụng dân sự). Nếu thẩm phán bị thay đổi là Chánh án thì Chánh án tòa án cấp trên trực tiếp quyết định. Việc thay đổi thẩm phán tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị thay đổi (Khoản 2 Điều 51).
Để đảm bảo tính minh bạch, việc thay đổi thẩm phán phải được thực hiện bằng hình thức văn bản. Nếu việc thay đổi diễn ra trước phiên tòa thì thẩm phán từ chối tham gia giải quyết hoặc người có yêu cầu thay đổi thẩm phán phải làm văn bản, trong đó nêu rõi lý do và căn cứ từ chối hoặc yêu cầu thay đổi. Còn nếu việc thay đổi diễn ra tại phiên tòa, việc từ chối hoặc thay đổi thẩm phán phải được ghi vào biên bản phiên tòa.
4. Nhiệm vụ quyền hạn của thẩm phán theo luật tố tụng dân sự
Trên cơ sở quy định tại điều Điều 48
Việc đầu tiên sau khi được phân công giải quyết vụ án thì thẩm phán có nghĩa vụ xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, thụ lý vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này sau đó lập hồ sơ vụ việc dân sự, để việc giải quyết vụ án được tiến hành một cách thuận tiện và chính xác đúng theo các tình tiết của vụ án thì cần tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ, tổ chức phiên tòa, phiên họp để giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó thì Thẩm phán xem xét tùy và tình tiết và mức độ nguy hiểm của vụ án mà được ra các quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc là tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự, quyết định tiếp tục đưa vụ việc dân sự ra giải quyết. Song với đó thì Thẩm phán còn có nghĩa vụ phải giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
Trước khi diễn ra phiên tòa xét xử thì theo như quy định tố tụng dấn ự thì Thẩm phán cần tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định của Bộ luật này. Nếu trong trường hợp các bên sau quá trình hòa giải mà không thành thì Thẩm phán quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử, đưa việc dân sự ra giải quyết và đồng thời với đó thì cần triệu tập người tham gia phiên tòa, phiên họp. Chủ tọa hoặc tham gia xét xử vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự có quyền đề nghị Chánh án Tòa án phân công Thẩm tra viên hỗ trợ thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.
Khi Thẩm phán phát hiện và đề nghị Chánh án Tòa án kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Bộ luật này. Bên cạnh đó thì có quyền xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật và tiến hành hoạt động tố tụng khác khi giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
Như vậy, có thể thấy rằng việc quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán để đảm bảo trách nhiệm của Thẩm phán trong công việc của mình. Để quá trình giải quyết một vụ án được đảm bảo tuân theo các trình tự của rố tụng dân sự đối với một vụ án dân sự. Do thẩm phán là cá nhân đại diện cho pháp luật để đưa ra những bản án và các quyết định nhằm bảo vệ lẻ phải, đảm bảo sự công bằng cho tất cả các chủ thể trong xã hội nên việc thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ là việc mà pháp luật quy định rất cần thiết.
5. Quy trình trở thành Thẩm phán
Chắc hẳn Thẩm phán được xác định là người bảo vệ lẽ phải, bảo vệ sự công bằng và để xác định được một vụ án ai là người có tội và ai là người vô tội trong một vụ án là rất quan trọng, để tránh tình trạng kết án oan thì Thẩm phán khi đucợ tiếp nhận và giải quyết một vụ án thì cần phải có một quy trịnh và phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện để trở thành một thẩm phán. Vì vậy mà để trở thành một thẩm phán, phải trải qua nhiều giai đoạn quan trọng như: Đầu tiên, cá nhân để trở thành thư ký Tòa án thì điều kiện tiên quyết là bạn phải có bằng cử nhân Luật và vượt qua được kỳ thi công chức vào Tòa án, đồng thời được bổ nhiệm làm Thư ký Tòa. bên cạnh đó thì phải có quá trình công tác tại Tòa với chức danh thư ký Tòa án chính là khoảng thời gian được xác định là có thời gian công tác pháp luật trên thực tế và hoàn thành khóa học đào tạo nghiệp vụ xét xử trong thời gian công tác ít nhất là 4 năm; Có bằng cử nhân Luật học; phẩn chất đạo đức, chính trị tốt… Sau khi hoàn thành khóa đào tạo này, thường là diễn ra trong 6 tháng thì bạn sẽ được cấp chứng chỉ về đạo tạo nghiệp vụ xét xử.
Tùy từng thời gian và kinh nghiệm công tác tại Tòa án mà Thẩm phán sẽ được phân ra thành 4 ngạch gồm: Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp và thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Tuy nhiên đối với một số trường hợp đặc biệt thì chủ cá nhân sẽ được bổ nhiệm làm thẩm phán mà không cần đáp ứng đủ các điều kiện như trên như về thời gian công tác, trình độ chuyên môn…theo quy định của pháp luật.