Phá sản là gì? Các trường hợp và thủ tục phá sản theo thủ tục rút gọn?
Hiện nay, theo như quy định của pháp luật hiện hành về luật pháp sản thì khi doanh nghiệp, hợp tác xã,… không có đủ khả năng chi trả và thanh toán về tài chính thì thực hiện thủ tục phá sản để bảo vệ những quyền và lợi ích của công ty và người lao động trong công ty. Để tránh những thủ tục phá sản rườm ra, phức tạp thì pháp luật phá sản đã quy định về những trình tự thủ tục rút gọn thủ tục phá sản. Vậy các trường hợp và thủ tục phá sản theo thủ tục rút gọn được pháp luật Phá sản quy định như thế nào?
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về các trường hợp và thủ tục phá sản theo thủ tục rút gọn theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật thủ tục phá sản khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Phá sản là gì?
Theo cách hiểu thông thường, phá sản có thể được hiểu sơ khai nhất là tình trạng một tổ chức kinh doanh bị mất khả năng thanh toán và bị cơ quan nhà nước (thông thường là tòa án) ra quyết định tuyên bố phá sản. Hậu quả của quyết định này là sự chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp.
Hay phá sản còn được biết đến dưới góc độ của pháp lý là thủ tục pháp lý liên quan đến một tổ chức kinh doanh để giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán của tổ chức đó. Thủ tục pháp lý này được quy định bởi Luật phá sản và pháp luật có liên quan, được tiến hành từ khi có dấu hiệu tổ chức kinh doanh đó lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán và quá trình giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán được thực hiện có thể đưa đến những hệ quả khác nhau là phục hồi tổ chức kinh doanh hoặc thanh lý tài sản và chấm dứt hoạt động của tổ chức kinh doanh.
Trong pháp luật Việt Nam, cả Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 và
Tuy vậy, các luật phá sản của Việt Nam vừa nêu đều có các quy định nhằm phục hồi doanh nghiệp chứ không chỉ có các quy định về tuyên bố phá sản và thanh lý doanh nghiệp. Do vậy, khái niệm tình trạng phá sản chưa phản ánh đầy đủ nội hàm như được quy định trong các luật này.
Khác với các văn bản luật phá sản trước đây của Việt Nam đều không đưa ra định nghĩa cho khái niệm phá sản,
Phá sản theo như quy định tại Luật phá sản được hiểu là tình trạng một công ty hay xí nghiệp khó khăn về tài chính, bị thua lỗ hoặc thanh lý xí nghiệp không đảm bảo đủ thanh toán tổng số các khoản nợ đến hạn. Khi đó, tòa án hay một cơ quan tài phán có thẩm quyền sẽ tuyên bố công ty hay xí nghiệp đó bị phá sản. Có hai loại phá sản: phá sản đơn và phá sản gian lận. Phá sản đơn là khi người chủ công ty bất cẩn, thiếu tính toán, quản lý tồi, vay mượn tuỳ tiện, kế toán không minh bạch, không tôn trọng những nghĩa vụ đã cam kết, không khai báo cho toà án hay cơ quan có thẩm quyền về tình hình ngừng chi trả theo đúng thời hạn luật pháp quy định. Phá sản gian lận là khi người chủ công ty có ý gian trá trong kế toán, che giấu bớt tài sản nợ, khai tăng tài sản có. Phá sản gian lận bị phạt nặng hơn phá sản đơn.
Việc phá sản có thể do chủ công ty tự nộp đơn xin phá sản, hay do một hoặc nhiều chủ nợ có đơn yêu cầu. Tài sản, tiền vốn của công ty có thể được mang bán đấu giá để thanh toán nợ. Một số quốc gia, cá nhân cũng có quyền tuyên bố phá sản.
2. Các trường hợp và thủ tục phá sản theo thủ tục rút gọn
Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị
Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Theo quy định của
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Bước 2: Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Bước 3: Mở thủ tục phá sản
Bước 4: Triệu tập Hội nghị chủ nợ
Bước 5: Phục hồi doanh nghiệp
Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản
Bước 7: Thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
2.1. Các trường hợp phá sản theo thủ tục rút gọn
Có 4 trường hợp phá sản theo thủ tục rút gọn tướng ứng với các bước trong thủ tục phá sản đó là: Bước 1, bước 2, bước 4 và bước 5, Cụ thể những trường hợp đó là:
Trường hợp thứ nhất, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 của Luật phá sản năm 2014 mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì Tòa án sẽ tuyên bố phá sản luôn đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
Trường hợp thứ hai, sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tức là đã nộp lệ phí phá sản và tạm ứng chi phí phá sản nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã lại không còn đủ tiền, tài sản để thanh toán chi phí phá sản bao gồm chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chi phí kiểm toán, chi phí đăng báo và các chi phí khác theo quy định của pháp luật thì Tòa án cũng sẽ tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã đó phá sản.
Trường hợp thứ ba, khi triệu tập hội nghị chủ nợ lần thứ nhất không thành do không đáp ứng đủ điều kiện có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm, có sự tham gia của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Tiếp tục triệu tập Hội nghị chủ nợ lần thứ hai cũng không thành do không đáp ứng đủ điều kiện của Hội nghị chủ nợ thì Tòa án cũng tuyên bố phá sản.
Trường hợp thứ tư, triệu tập thành công hội nghị chủ nợ, nếu Hội nghị thông qua Nghị quyết đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã. Sẽ xảy ra một trong hai tình huống:
Một là, doanh nghiệp, hợp tác xã từ chối tiến hành hoạt động phục hồi.
Hai là, doanh nghiệp, hợp tác xã đồng ý việc phục hồi, đưa ra phương án và tiến hành việc phục hồi nhưng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi kinh doanh mà việc phục hồi không thành công.
Trong cả hai tình huống nêu trên thì Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã.
2.2. Thủ tục phá sản theo thủ tục rút gọn
Phụ thuộc vào trường hợp cụ thể của doanh nghiệp hợp tác mất khả năng thanh toán mà Tòa án nhân dân giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn theo các cách thức khác nhau:
Thứ nhất, Trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 105: Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 của
Thủ tục phá sản rút gọn được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Người nộp đơn yêu cầu mở tục phá sản gửi lên tòa án nhân dân.
Bước 2: Tòa án nhân dân thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản biết về việc Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn
Bước 3: Tòa án nhân dân xem xét, ra tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
Bước 4: Thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
Thứ hai, Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 điều 105: Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tài sản để thanh toán chi phí phá sản
Thủ tục phá sản rút gọn được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại tòa án nhân dân.
Bước 2: Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Bước 3: Tòa án nhân dân thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản biết về việc Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn
Bước 4: Tòa án tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
Bước 5: Thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
Thứ ba, Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 105 Luật phá sản 2014, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Tòa án nhân dân thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản biết về việc Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn, Tòa án nhân dân xem xét, tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản đối với những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này hoặc tiếp tục giải quyết theo thủ tục thông thường và thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản biết. Như vậy, phụ thuộc vào quyết định của Tòa án thủ tục phá sản rút gọn có thể chỉ được tiến hành một phần và doanh nghiệp hợp tác xã lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán có thể sẽ phải tiếp tục thực hiện phá sản theo thủ tục thông thường .