Hiện nay, Nhà nước luôn có chính sách giao đất cho các cá nhân, hộ gia đình và không thu tiền sử dụng đất. Dưới đây là các trường hợp Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
- 1 1. Các trường hợp Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất?
- 2 2. Căn cứ để Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất:
- 3 3. Cách chứng minh hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp để được Nhà nước giao đất:
- 4 4. Thẩm quyền giao đất không thu tiền sử dụng đất:
- 5 5. Mẫu đơn đề nghị xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp:
1. Các trường hợp Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất?
Căn cứ theo quy định tại Điều 54
Trường hợp 01: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức:
Mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối theo hạn mức sau đây:
+ Đối với các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long: không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất.
+ Đối với các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương khác: không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất.
Mỗi hộ gia đình, cá nhân được giao đất trồng cây lâu năm theo hạn mức cụ thể như sau:
+ Đối với các xã, phường, thị trấn ở khu vực đồng bằng: không quá 10 héc ta.
+ Đối với các xã, phường, thị trấn ở khu vực trung du, miền núi: không quá 30 héc ta.
Đối với đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất thì mỗi hộ gia đình, cá nhân sẽ được giao hạn mức là không quá 30 héc ta.
Lưu ý:
– Hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta.
– Nếu như được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức sẽ là:
+ Đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng: không quá 05 héc ta.
+ Đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi: không quá 25 héc ta.
– Hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất: hạn mức sẽ là không quá 25 héc ta.
– Đối với diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ngoài xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng, nếu là đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì được tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình, cá nhân.
Trường hợp 02: Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích sau:
+ Sử dụng với mục đích liên quan đến quốc phòng, an ninh.
+ Sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh.
+ Sử dụng đất để làm nghĩa trang, nghĩa địa.
Trường hợp 03: Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp.
Trường hợp 04: Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước.
Trường hợp 05: Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp.
2. Căn cứ để Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất:
Theo quy định tại Điều 52 Luật đất đai năm 2013, căn cứ để thực hiện việc giao đất sẽ dựa trên cơ sở như sau:
– Thứ nhất, dựa trên kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Thứ hai, dựa trên nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
3. Cách chứng minh hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp để được Nhà nước giao đất:
Trong trường hợp Nhà nước giao đất cho hộ gia đình, cá nhân để phải thực hiện xác nhận việc trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
* Căn cứ để xác nhận cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp cụ thể như sau:
– Đang sử dụng đất nông nghiệp căn cứ trên cơ sở sau:
+ Được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất.
+ Do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
+ Đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận.
– Không nằm trong diện sau:
+ Đối tượng được hưởng lương thường xuyên.
+ Đối tượng đã nghỉ hưu.
+ Đối tượng nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội.
– Có khoản thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng, kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh.
* Căn cứ xác định hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp:
– Đang sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở:
+ Được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất.
+ Do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận.
– Số lượng là có ít nhất một thành viên của hộ gia đình không thuộc đối tượng sau:
+ Được hưởng lương thường xuyên.
+ Đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội.
– Có khoản thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng (bao gồm trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh).
Thẩm quyền xác nhận việc hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất cụ thể là:
Căn cứ khoản 3 Điều 2
Khi thực hiện thủ tục giao đất, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xác nhận hộ gia đình, cá nhân có thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp như sau:
– Đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp sẽ do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đăng ký thường trú xác nhận.
– Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đăng ký thường trú xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp sau khi có văn bản xác nhận về việc sử dụng đất nông nghiệp của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không cùng nơi đăng ký thường trú.
4. Thẩm quyền giao đất không thu tiền sử dụng đất:
– Thẩm quyền thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất đối với những trường hợp sau:
+ Giao đất đối với tổ chức.
+ Giao đất đối với cơ sở tôn giáo.
+ Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định.
+ Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định.
+ Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
– Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất đối với những trường hợp sau:
+ Giao đất đối với với hộ gia đình, cá nhân.
+ Giao đất đối với cộng đồng dân cư.
(căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 59 Luật đất đai 2013).
5. Mẫu đơn đề nghị xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(về việc xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp)
Kính gửi: UBND xã/phường………
Họ và tên chủ hộ: ………
Địa chỉ thường trú:………
Số chứng minh thư nhân dân:……..ngày cấp…….nơi cấp:……….
Nay tôi viết đơn này đề nghị Quý cơ quan xác nhận: Hộ gia đình tôi là hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có thu nhập ổn định từ việc sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
Mục đích xác nhận: để nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp tại địa phương.
Tôi xin cam đoan những thông tin trên là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Trân trọng cảm ơn!
…….., ngày …..tháng ……năm….
Ký tên của chủ hộ
(Ghi rõ họ và tên)
Xác nhận của chính quyền địa phương:
(ghi rõ thời gian, địa điểm, họ tên, chức vụ)
Hướng dẫn làm mẫu đơn đề nghị:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ: trình bày đầy đủ tại giữa khổ giấy.
– Tên văn bản: Đơn đề nghị về việc xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
– Kính gửi: đến Ủy ban nhân dân xã phường có thẩm quyền.
– Thông tin của cá nhân hoặc hộ gia đình đề nghị xin xác nhận bao gồm: họ và tên; ngày tháng năm sinh;…
– Trình bày cụ thể nôi dung.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT: