Khi người lao động vi phạm một số quy định của pháp luật mà gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì phải bồi thường. Vậy các trường hợp người lao động phải bồi thường cho công ty là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Người lao động phải bồi thường cho công ty khi làm hư hỏng, làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản:
- 2 2. Người lao động phải bồi thường cho công ty khi vi phạm thỏa thuận về bí mật kinh doanh, công nghệ:
- 3 3. Người lao động phải bồi thường cho công ty khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:
1. Người lao động phải bồi thường cho công ty khi làm hư hỏng, làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản:
Điều 129
– Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây ra thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo các quy định của pháp luật hoặc theo
– Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc các tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì sẽ phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc theo
Theo đó, khi người lao động làm hư hỏng, làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường, cụ thể như sau:
– Trường hợp làm hư hỏng: Người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động theo các quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động đã công bố. Nếu gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị thiệt hại không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng thì khi đó người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp làm mất: người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động đã công bố, trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm đó. Ở trường hợp này, người lao động sẽ không phải bồi thường cho người sử dụng lao động khi người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan mà không thể nào lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Lưu ý rằng, việc xem xét, quyết định về mức bồi thường thiệt hại sẽ phải căn cứ vào lỗi của người lao động đã gây thiệt hại, vào mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động.
2. Người lao động phải bồi thường cho công ty khi vi phạm thỏa thuận về bí mật kinh doanh, công nghệ:
Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH nội dung HĐLĐ, công việc ảnh hưởng xấu tới sinh sản, nuôi con quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, Điều này quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ như sau:
– Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, đến bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động sẽ có quyền thỏa thuận với người lao động về những nội dung bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ trong
– Thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ có thể gồm có những nội dung chủ yếu sau:
+ Danh mục về bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
+ Phạm vi sử dụng về bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
+ Thời hạn bảo vệ về bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
+ Phương thức bảo vệ về bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
+ Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, của người sử dụng lao động trong thời hạn bảo vệ về bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
+ Xử lý vi phạm thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ.
– Khi phát hiện người lao động vi phạm thỏa thuận bảo vệ về bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền yêu cầu người lao động bồi thường theo như thỏa thuận của hai bên. Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường được thực hiện như sau:
+ Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm trong thời hạn đang thực hiện
+ Trường hợp phát hiện người lao động mà có hành vi vi phạm sau khi đã chấm dứt hợp đồng lao động thì xử lý theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.
– Đối với bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ mà thuộc danh mục bí mật nhà nước thì sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Theo đó, nếu như người lao động mà vi phạm thỏa thuận bảo vệ về bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ đã thỏa thuận và ký kết với người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo thỏa thuận, trừ trường hợp người sử dụng lao động không yêu cầu bồi thường.
3. Người lao động phải bồi thường cho công ty khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:
Theo quy định của pháp luật, khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải báo trước cho người sử dụng lao động một khoảng thời gian mà hai bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Pháp luật quy định người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải thực hiện việc báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
– Ít nhất là 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Ít nhất là 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
– Ít nhất là 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
Riêng đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì pháp luật quy định thời gian báo trước như sau:
– Ít nhất là 120 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên;
– Ít nhất là bằng một phần tư thời hạn của hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng.
Chỉ trừ những trường hợp dưới đây thì người lao động sẽ không cần phải tuân thủ về thời gian báo trước mà hai bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật quy định:
– Không được bố trí theo đúng với công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận
– Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng theo thời hạn
– Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc là có những lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
– Bị quấy rối tình dục ở tại nơi làm việc;
– Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo các quy định của pháp luật
– Đủ tuổi nghỉ hưu theo các quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
– Người sử dụng lao động cung cấp các thông tin không trung thực theo quy định của pháp luật làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Điều 40
– Không được trả trợ cấp thôi việc.
– Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và cả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
– Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động các chi phí đào tạo theo pháp luật.
Như vậy, nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật (tức không tuân thủ về thời gian báo trước đã nêu trên) thì khi đó người lao động sẽ phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và cả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động 2019.