Hồ sơ trong giao dịch liên kết được hiểu chính là những giấy tờ, tài liệu chứng mình với các cơ quan chức năng có liên quan về các quan hệ liên kết, giá trị mua, bán với các bên liên kết là phù hợp với giá trị của dịch vụ, hàng hóa đó là phù hợp với giá thị trường của đơn vị phải lưu trữ. Vậy, các trường hợp nào được miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết?
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp nào được miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết?
1.1. Giao dịch liên kết là gì?
Căn cứ theo quy định tại nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dích liên kết thì ta có thể hiểu giao dịch liên kết là những giao dịch không thuộc các giao dịch kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá... Cụ thể giao dịch liên kết bao gồm các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết.
1.2. Hồ sơ giao dịch liên kết là gì?
Hồ sơ trong giao dịch liên kết được hiểu chinh là những giấy tờ, tài liệu chứng mình với các cơ quan chức năng có liên quan về các quan hệ liên kết, giá trị mua, bán với các bên liên kết là phù hợp với giá trị của dịch vụ, hàng hóa đó là phù hợp với giá thị trường của đơn vị phải lưu trữ.
Theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP hồ sơ về giao dịch liên kết bao gồm:
Một là, thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết;
Hai là, hồ sơ quốc gia là các thông tin về giao dịch liên kết, chính sách và phương pháp xác định giá đối với giao dịch liên kết được lập và lưu tại trụ sở của người nộp thuế theo danh mục các nội dung thông tin, tài liệu quy định.
Ba là, hồ sơ toàn cầu là các thông tin về hoạt động kinh doanh của tập đoàn đa quốc gia, chính sách và phương pháp xác định giá giao dịch liên kết của tập đoàn trên toàn cầu và chính sách phân bổ thu nhập và phân bổ các hoạt động, chức năng trong chuỗi giá trị của tập đoàn theo danh mục các nội dung thông tin, tài liệu quy định.
Bốn là, báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao theo quy định.
Ngoài các hồ sơ đã nêu ở trên, doanh nghiệp còn phải kê khai các tờ khai liên quan tới giao dịch liên kết gồm có:
Mẫu số 01: Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết;
Mẫu số 02: Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại Hồ sơ quốc gia;
Mẫu số 03: Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại Hồ sơ toàn cầu;
Mẫu số 04: Kê khai thông tin Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia.
1.3. Các trường hợp nào được miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết?
Liên quan đến việc xác định các trường hợp được miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết thì ta căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 132/2020/NĐ-CP. Theo quy định này thì ta có thể thấy những trường hợp người nộp thuế có trách nhiệm kê khai nhưng được miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết bao gồm:
Một là, trường hợp tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng;
Hai là, trường hợp đã ký kết Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế thực hiện nộp Báo cáo thường niên theo quy định pháp luật về Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế.
Ba là, trường hợp kinh doanh với chức năng đơn giản, không phát sinh doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác, sử dụng tài sản vô hình, có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp không bao gồm chênh lệch doanh thu và chi phí của hoạt động tài chính) trên doanh thu thuần, bao gồm các lĩnh vực như sau: Phân phối: Từ 5% trở lên; Sản xuất: Từ 10% trở lên; Gia công: Từ 15% trở lên.
Bốn là, áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần tương ứng với từng lĩnh vực trong trường hợp theo dõi, hạch toán riêng doanh thu, chi phí của từng lĩnh vực.
Năm là, thực hiện phân bổ chi phí theo tỷ lệ doanh thu của từng lĩnh vực để áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần tương ứng với từng lĩnh vực trong trường hợp theo dõi, hạch toán riêng được doanh thu nhưng không theo dõi, hạch toán riêng được chi phí phát sinh của từng lĩnh vực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Sáu là, áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần của lĩnh vực có tỷ suất cao nhất trong trường hợp không theo dõi, hạch toán riêng được doanh thu và chi phí của từng lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh để xác định tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với từng lĩnh vực
2. Những điểm cần lưu ý khi doanh nghiệp có giao dịch liên kết:
Từ nhứng phân tích và căn cứ pháp lý nêu ở các phần mục trên thì ta rút ra được rằng đối với những doanh nghiệp có giao dịch liên kết thì cần chú ý về một số điểm về thời hạn lập hồ sơ và tờ khai giao dịch liên kết,về kê khai giao dịch liên kết và giao dịch liên kết khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
Một, về thời hạn Lập hồ sơ trong giao dịch liên kết. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hồ sơ trong giao dịch liên kết được lập trước thời điểm kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm và được lưu trữ, xuất trình khi Cơ quan thuế yêu cầu.
Hai, về thời hạn nộp tờ khai Giao dịch liên kết. Các doanh nghiệp có giao dịch liên kết cần chú ý rằng đối với tờ khai Giao dịch liên kết thì phải được nộp cùng tờ khai Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm. Hiểu một cách đơn giản thì thời điểm nộp tờ khai giao dịch liên kết được nộp chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
Ba, về kê khai giao dịch liên kết. Theo quy định của pháp luật hiên hành thì các doanh nghiệp phải kê khai giao dịch liên kết và nộp cùng tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm. Tuy nhiên,sẽ có một số trường hợp được miễn kê khai tờ khai giao dịch liên kết hoặc phải kê khai nhưng được miễn lập hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết.
Bên cạnh đó khi lập hồ sơ trong giao dịch liên kết sẽ có rất nhiều rủi ro như: Không có cơ sở dữ liệu để so sánh; doanh nghiệp không làm công văn giải trình giao dịch liên kết lên cơ quan thuế về việc không nộp được Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia; doah nghiệp dử dụng sai phương pháp so sánh khi kê khai, lập hồ sơ gia dịch liên kết; doanh nghiệp sử dụng cơ sở dữ liệu so sánh không trung thực, không đúng thực tế để phân tích so sánh, kê khai; không nêu được rõ nguồn gốc số liệu để xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận để kê khai giao dịch liên kết; các doanh nghiệp lấy dữ liệu so sánh không tương đồng với doanh nghiệp của doanh nghiệp;…
Bốn, về giao dịch liên kết khi Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có giao dịch liên kết cần lưu ý sẽ có một số khoản chi phí sẽ bị cơ quan thuế loại ra khỏi chi phí hợp lý nếu các chi phí của giao dịch liên kết đó không phù hợp với bản chất của các giao dịch như là những chi phí phát sinh từ giao dịch liên kết trong kỳ nếu hoạt động sản xuất, kinh doanh của các bên không có liên quan với nhau hoặc quy mô hoạt động của bên nhận thanh toán không tương xứng với giá trị giao dịch hoặc trông trường hợp nhận thanh toán không có trách nhiệm liên quan đến hàng hóa, tài sản trong giao dịch với doanh nghiệp nộp thuế và chi phí lãi vay, khoản này chỉ được trừ nếu không vượt quá 30% lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và chi phí khấu hao.
3. Quy định của pháp luật về trách nhiệm nộp hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết khi phát sinh giao dịch liên kết:
Căn cứ Điều 18 Nghị định 132/2020/NĐ-CP ta có thể xác định được trách nhiệm nộp hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết khi phát sinh giao dịch liên kết như sau:
Một là, người nộp thuế có giao dịch liên kết có trách nhiệm kê khai, xác định giá giao dịch liên kết, không làm giảm nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam theo quy định.
Hai là, người nộp thuế có trách nhiệm chứng minh việc thực hiện phân tích, so sánh và lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết theo quy định khi Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Ba là, người nộp thuế có giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh có trách nhiệm kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo quy định và nộp cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Bốn là, người nộp thuế có trách nhiệm lưu giữ và cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết là các thông tin, tài liệu, số liệu, chứng từ
Năm là, người nộp thuế có nghĩa vụ liên quan đến Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia.
Sáu là, người nộp thuế phải lưu giữ, xuất trình theo yêu cầu cung cấp thông tin của Cơ quan thuế và người nộp thuế phải lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trước thời điểm kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm.
Bảy là, khi Cơ quan thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra người nộp thuế, thời hạn cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Luật Thanh tra kể từ khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin.
Tám là, người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các thông tin, tài liệu tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết khi có yêu cầu của Cơ quan thuế trong quá trình tham vấn trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra theo quy định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết