Khi các cá nhân muốn thực hiện các công việc, các giao dịch nhưng không thể tự mình thực hiện được. Các trường hợp này nếu không thuộc các trường hợp không được phép ủy quyền thì các cá nhân này có thể thực hiện ủy quyền cho người khác thực hiện.
Mục lục bài viết
- 1 1. Các trường hợp không được phép ủy quyền cho người khác:
- 1.1 1.1. Đăng ký kết hôn:
- 1.2 1.2. Ly hôn:
- 1.3 1.3. Cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2:
- 1.4 1.4. Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng:
- 1.5 1.5. Thực hiện di chúc và công chứng di chúc của mình:
- 1.6 1.6. Người được giao ủy quyền không được ủy quyền lại cho người thứ ba:
- 1.7 1.7. Không được thực hiện ủy quyền cho người có quyền, lợi ích đối lập với người ủy quyền tại cùng vụ việc:
- 2 2. Những quy định khác của pháp luật về ủy quyền:
1. Các trường hợp không được phép ủy quyền cho người khác:
Ủy quyền là việc một người đại diện cho một người khác thực hiện một hoặc một số công việc trong phạm vi được ủy quyền, tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào cũng có thể ủy quyền cho người khác thực hiện. Pháp luật hiện nay quy định một số trường hợp không được ủy quyền mà bắt buộc chính cá nhân, tổ chức đó phải tự mình thực hiện.
1.1. Đăng ký kết hôn:
Hai bên nam, nữ muốn đăng ký kết hôn thì cả hai phải tự mình nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn để thực hiện việc đăng ký kết hôn. Như vậy theo quy định của Luật Hộ tịch 2014 thì việc đăng ký kết hôn cần được chính mình thực hiện và không thể ủy quyền
1.2. Ly hôn:
Cũng như đăng ký kết hôn thì ly hôn cần trực tiếp có mặt tại phiên tòa để giải quyết vụ việc ly hôn.
Tuy nhiên như thực tế chúng ta vẫn thấy vợ, chồng muốn ly hôn ủy quyền cho Luật sư để Luật sư thực hiện các thủ tục khi ly hôn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng khi ly hôn. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc ủy quyền hoàn toàn cho người khác hoàn tất cả các thủ tục đương sự nhất thiết phải có mặt tại phiên tòa để giải quyết vụ việc ly hôn đồng nghĩa với việc đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp đặc biệt là cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Hôn nhân và Gia đình thì họ là người đại diện và tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự.
1.3. Cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 :
Theo Khoản 2 Điều 46 Luật lý lịch tư pháp 2009 thì cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Lý lịch tư pháp Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người đã từng bị kết án thông qua các chế tài hình sự trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực, những thông tin về tình trạng thi hành án và các thông tin khác liên quan đến bản án. Quy định của Luật này nêu rằng phiếu lý lịch tư pháp cần phải tự mình thực hiện và không được thực hiện ủy quyền.
1.4. Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng:
Một trường hợp thực hiện giao dịch phải tự mình thực hiện nữa là việc gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng. Việc gửi tiền cần chính người gửi tiền đi thực hiện, việc trực tiếp thực hiện giao dịch gửi tiền nhằm đảm bảo quyền lợi cho người giao dịch, đảm bảo số tiền này được gửi một cách an toàn nhất và trách nhiệm về số tiền thuộc về người đi gửi.
1.5. Thực hiện di chúc và công chứng di chúc của mình:
Người lập di chúc phải tự mình thực hiện ý chí. Quy định của bộ luật dân sự là người lập di chúc phải minh mẫn và sáng suốt, phải tự nguyện và tự mình thực hiện ý chí của mình về việc thực hiện và yêu cầu công chứng di chúc và không được ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc. Điều này được quy định tại cả Luật công chứng 2014 và Bộ Luật dân sự 2015.
– Theo quy định của
Ngoài các trường hợp cụ thể nêu trên thì những trường hợp sau không được thực hiện ủy quyền:
1.6. Người được giao ủy quyền không được ủy quyền lại cho người thứ ba:
Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hành chính thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính của người ủy quyền. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người thứ ba do việc ủy quyền trong tố tụng hành chính cần phải đảm bảo quá trình tố tụng hành chính được thực hiện một cách chính xác để đưa ra quyết định chính xác.
1.7. Không được thực hiện ủy quyền cho người có quyền, lợi ích đối lập với người ủy quyền tại cùng vụ việc:
Theo quy định của
– Người được ủy quyền đang được ủy quyền bởi một đương sự khác trong cùng vụ việc có quyền, lợi ích đối lập với người sẽ ủy quyền thì trường hợp này sẽ không được ủy quyền.
Cụ thể tại Điểm b Khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định rằng nếu người được ủy quyền đang là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho đương sự khác mà quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền, lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc.
– Thêm một trường hợp không được thực hiện ủy quyền nữa Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên không được ủy quyền cho những người không phải là thành viên Hội đồng quản trị thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình do quy định về tổ chức của các hình thức công ty này quy định rõ về điều này.
2. Những quy định khác của pháp luật về ủy quyền:
Ủy quyền là 1 công việc từ một cá nhân thực hiện do không thực hiện được đã giao cho một người khác thay mặt mình sử dụng quyền mà mình có được một cách hợp pháp.
Cá nhân, pháp nhân được pháp luật dân sự trao quyền và có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự khi không thể tự mình thực hiện các giao dịch.
Riêng đối với các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân thì không thể tự mình thực hiện ủy quyền, tuy nhiên các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác này có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
Điều kiện của người nhận ủy quyền: cá nhân từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền. Nhưng nếu pháp luật quy định giao dịch dân sự mà muốn thực hiện ủy quyền phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện thì cá nhân nhận ủy quyền phải từ đủ 18 tuổi trở lên.
Hợp đồng ủy quyền quy định rõ về thời hạn ủy quyền, thời hạn ủy quyền được bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định.
Trường hợp các bên không có thỏa thuận về thời hạn ủy quyền và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền mặc định có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Ủy quyền lại được quy định tại Điều 564 Bộ Luật dân sự 2015, theo đó bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác chỉ khi có được sự đồng ý của bên ủy quyền hoặc trong quá trình ủy quyền xảy ra sự kiện bất khả kháng và có căn cứ cho rằng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của người ủy quyền, do đó bên nhận ủy quyền thực hiện việc ủy quyền lại.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu, trường hợp vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu thì sẽ không có hiệu lực. Đồng thời hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.