Tái định cư là phần đất Nhà nước cấp cho người dân sau khi thu hồi đất, để đảm bảo người dân có chỗ ở, sinh sống và phát triển. Dưới đây là bài phân tích về các trường hợp không được bố trí tái định cư mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về các trường hợp được hỗ trợ tái định cư:
– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 83
+ Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật đất đai 2013 (các phương án bồi thường đã được phân tích trên đề mục) còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ. Phương án hỗ trợ là phương án “thêm” để đảm bảo cho người dân được bảo vệ quyền lợi một cách tốt nhất khi Nhà nước thu hồi đất. Thực tế, phương án hỗ trợ là phương án đi kèm, nó không áp dụng cho mọi trường hợp; mà chỉ những trường hợp nào đảm bảo theo quy định của pháp luật về chính sách hỗ trợ thì mới được hỗ trợ.
+ Khi tiến hành hỗ trợ, cơ quan Nhà nước cần phải đảm bảo việc hỗ trợ phải bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật.
Đây là những nguyên tắc áp dụng chung nhất mà cơ quan chức năng có thẩm quyền phải tiến hành thực hiện khi thu hồi đất.
– Ngoài ra, Khoản 2 Điều 83 Luật đất đai 2013 còn quy định về các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:
+ Nhà nước sẽ hỗ trợ người sử dụng đất ổn định đời sống và sản xuất;
+ Người sử dụng đất được cơ quan Nhà nước hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở;
+ Đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở sẽ được Nhà nước hỗ trợ tái định cư;
+ Các khoản hỗ trợ khác theo từng trường hợp cụ thể.
Từ nội dung phân tích ở trên, có thể thấy, hỗ trợ tái định cư là một trong những phương án hỗ trợ thu hồi đất của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Khi đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, người sử dụng đất sẽ được đền bù tái định cư. Một điểm mà người sử dụng đất cần lưu ý rằng, hỗ trợ tái định cư được diễn ra khi người sử dụng đất bị thu hồi đất ở, phải di chuyển ra chỗ ở khác, thì sẽ được cơ quan Nhà nước hỗ trợ tái định cư.
2. Các trường hợp không được bố trí tái định cư mới nhất:
Ngoài các trường hợp được quy định tại Điều 83 Luật đất đai 2013, Điều 6
– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam được hưởng tái định cư khi thuộc các trường hợp sau:
+ Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở. Tức người sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất ở, và không có đất để ở thì sẽ được hỗ trợ tái định cư.
+ Hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi.
– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi đất ở mà trong hộ có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở thu hồi nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng 01 thửa đất ở thu hồi thì xem xét hỗ trợ nhà ở tái định cư cho từng hộ gia đình.
– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nằm trong hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất trong hành lang an toàn thì được bố trí tái định cư.
Trên đây là các trường hợp được hưởng tái định cư theo quy định của pháp luật. Người sử dụng đất chỉ có thể được hưởng tái định cư khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên. Nếu không thuộc, người sử dụng đất sẽ không được hỗ trợ tái định cư.
Pháp luật không đưa ra quy định nào về việc khi nào người sử dụng đất không được hưởng tái định cư, mà chỉ đưa ra những quy chuẩn về trường hợp được hưởng. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, ta có thể xét, các trường hợp không được hỗ trợ tái định cư gồm:
+ Trường hợp cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi không phải là đất ở. Mục đích sử dụng đất là đất ở là một trong những điều kiện quan trọng nhất để người sử dụng đất được xem xét hưởng tái định cư. Nếu đất bị thu hồi không phải là đất ở, thì người sử dụng đất sẽ không được hỗ trợ đất tái định cư.
+ Trường hợp cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi đất ở nhưng vẫn còn đất ở, nhà ở khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi. Theo quy định của Nghị định 47/2014/NĐ-CP, một trong những điều kiện để người sử dụng đất được xem xét hưởng tái định cư là không còn đất ở, nhà ở khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi. Nếu vẫn có nhà, đất khác thì người sử dụng đất sẽ không được nhận tái định cư.
+ Trường hợp cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi một phần đất ở và phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi đủ điều kiện để ở thì sẽ không được hưởng tái định cư.
Tóm lại, người sử dụng đất sẽ không được hưởng tái định cư nếu đất được thu hồi không là đất ở. Trong trường hợp được thu hồi đất ở nhưng người sử dụng đất vẫn còn đất để sinh sống thì cũng sẽ không được hỗ trợ tái định cư. Đây là những nguyên tắc áp dụng chung nhất, buộc các cơ quan chức năng có thẩm quyền và người sử dụng đất phải tuân thủ thực hiện.
3. Tại sao Nhà nước cần đưa ra sự phân định về các trường hợp được và không được bố trí tái định cư?
Theo nội dung phân tích ở trên, có thể thấy, Nhà nước đã đưa ra những phân định rõ ràng về các trường hợp được hưởng tái định cư và không được hưởng tái định cư. Một câu hỏi được đặt ra, là tại sao Nhà nước cần đưa ra sự phân định về các trường hợp được và không được bố trí tái định cư?
Tái định cư là phần đất Nhà nước cấp cho người dân sau khi thu hồi đất, để đảm bảo người dân có chỗ ở, sinh sống và phát triển. Đây là một trong những hình thức hỗ trợ của cơ quan Nhà nước.
Theo quy định tại Luật đất đai 2013, khi tiến hành hỗ trợ đền bù, cơ quan Nhà nước cần phải đảm bảo việc hỗ trợ phải bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật. Chính vì vậy, mới có trường hợp xét duyệt được hưởng tái định cư và không được hưởng.
Xét vào thực tế, quỹ đất của Nhà nước ta là hạn hẹp. Trong rất nhiều trường hợp, Nhà nước không thể hỗ trợ tái định cư cho tất cả người dân có đất bị thu hồi, mà phải tìm kiếm, xác thực những trường hợp nào phù hợp các tiêu chuẩn mà luật đề ra nhất. Có thể nói, các trường hợp được cấp tái định cư mà Nhà nước đưa ra chính là điều kiện xét duyệt để cơ quan chức năng và người dân dựa vào, kiểm tra và quyết định xem ai được cấp tái định cư và ai không được.
Quy định về sự phân chia điều kiện được hưởng và không được hưởng tái định cư tạo nên sự khách quan, công bằng trong hoạt động quản lý và sử dụng đất đai. Cơ quan Nhà nước sẽ dựa vào các quy định mà pháp luật đưa ra để đưa ra phương án giải quyết đền bù hợp lý và hiệu quả nhất. Đồng thời, đây chính là cơ sở nhằm hạn chế đến mức tối đa những nhũng loại có thể xảy ra trong công tác quản lý và sử dụng đất đai. Quy định của pháp luật chính là thước đo bảo đảm mọi hoạt động liên quan đến sử dụng đất đai đều nằm trong tầm kiểm soát, quản lý của Nhà nước.
Trên đây là những phân tích trả lời cho câu hỏi tại sao Nhà nước cần đưa ra sự phân định về các trường hợp được và không được bố trí tái định cư.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật đất đai 2013;
Nghị định 47/2014/NĐ-CP.