Các trường hợp được phép vượt xe khi tham gia giao thông? Điều kiện vượt xe, nguyên tắc vượt xe, mức xử phạt đối với hành vi vượt xe sai quy định?
Trong quá trình tham gia giao thông thì không ít chúng ta mắc phải những lỗi giao thông cơ bản như vượt đèn đỏ, không đội mũ, đi sai làn, vượt xe … Vậy khi vượt xe khác đang tham gia giao thông thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Khi tham gia giao thông, việc vượt xe như nào cho đúng để đảm bảo an toàn cho người lái cũng như đúng quy định của pháp luật. Các trường hợp được quyền vượt xe, vượt phải, ưu tiên khi tham gia giao thông?
Luật sư tư vấn:
1. Nguyên tắc căn bản khi vượt xe được quy định tại Điều 14 của
Theo Điều 14 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về vấn đề vượt xe như sau:
– Đối với xe xin vượt thì chỉ được phép vượt xe khi quan sát thấy phía trước không có chướng ngại vật, phía trước quan sát thấy không có xe đang chạy ngược chiều tại đoạn đường mà người lái xe đang muốn vượt xe đi trước, quan sát thấy xe đằng trước không có tín hiệu đèn cũng đang muốn vượt xe đằng trước và xe đó đã tránh vào lề bên phải đủ đảm bảo cho xe xin vượt.
– Xe xin vượt khi muốn vượt phải có tín hiệu bằng còi hoặc tín hiệu bằng đèn. Đối với trong khu đông dân cư hoặc trong khu đô thì phải tuân thủ từ 22 giờ đêm đến 5 giờ sáng thì chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
– Đối với xe đi đằng trước mà nhận được tín hiệu xin vượt của xe sau, nếu quan sát thấy đủ điều kiện an toàn thì người điều khiển xe đằng trước thực hiện việc giảm tốc độ, sau đó đi sát vào lề bên phải cho đến khi xe xin vượt đã vượt an toàn. Nghiêm cấm trường hợp có đủ điều kiện nhưng lại gây khó khăn, cản trở không cho xe sau vượt.
2. Các trường hợp không được vượt xe quy định tại khoản 5 Điều 14 Luật giao thông đường bộ 2008 như sau:
– Nếu đang lưu thông trên cầu hẹp mà lại chỉ có một làn xe chạy thì không được phép vượt xe.
– Nếu đang lưu thông trên các vị trí có tầm nhìn hạn chế hoặc trên các tuyến đường vòng, hay đầu dốc thì cũng không được phép vượt xe..
– Xe xin vượt không đảm bảo về các điều kiện được phép vượt xe nêu trên.
– Khi xe xin vượt nhưng do điều kiện thời tiết xấu hoặc tuyến đường không đảm bảo an toàn đối với việc vượt xe.
– Không được vượt xe tại nơi đường giao nhau hay tại nơi có đường bộ giao nhau ngang mức với đường sắt.
– Không được xin vượt xe đối với những xe được quyền ưu tiên mà xe đó đang đi làm nhiệm vụ có phát tín hiệu
3. Các trường hợp được vượt bên phải tại khoản 4 Điều 14 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định như sau đây:
Về nguyên tắc khi vượt xe phải vượt xe về phía bên trái của xe đó. Tuy nhiên có một số trường hợp thì luật cho phép vượt xe về phía bên phải như sau:
– Vượt bên phải đối với xe điện đang chạy giữa đường.
– Vượt bên phải khi xe phía trước đang có tín hiệu bằng muốn rẽ trái hoặc xe đó đang chuyển hướng sang phía bên trái.
– Vượt bên phải được trong trường hợp xe chuyên dùng đang làm việc ở trên tuyến đường đó mà xác định trong trường hợp này thì không thể xin vượt bên trái.
Khi tham gia giao thông vào đường cao tốc, người tham gia giao thông cần lưu ý tuân theo những quy định sau tại Điều 26 Luật giao thông đường bộ khi vượt xe, nhường đường xe như sau:
+ Người điều khiển tham gia giao thông khi muốn nhập vào làn đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi quan sát thấy an toàn mới cho phương tiện của mình nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu đường cao tốc đó có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc;
+ Người điều khiển tham gia giao thông khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc;
+ Người điều khiển tham gia giao thông không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường;
+ Người điều khiển tham gia giao thông không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường của tuyến đường cao tốc đó;
+ Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải cho xe chạy cách nhau một khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hiệu;
+ Người điều khiển tham gia giao thông chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp khẩn cấp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết về sự cố xe của mình;
+ Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc
4. Mức xử phạt đối với hành vi vượt xe không đúng quy định như sau:
Theo Nghị 100/2019/NĐ-CP mức phạt xử lý vi phạm giao thông đường bộ, đường sắt như sau về hành vi vượt xe không đung quy định:
– Đối với xe máy, xe gắn máy, xe mô tô:
+ Người điều khiển tham gia giao thông vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 3 Điều 6 sẽ người điều khiển tham gia giao thông bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng (căn cứ theo điểm c khoản 4 Điều 6, Nghị 100/2019/NĐ-CP )
+ Người điều khiển tham gia giao thông mà vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ thì người điều khiển phương tiện đó sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng (căn cứ theo điểm d khoản 4 Điều 6, Nghị 100/2019/NĐ-CP)
+ Người điều khiển tham gia giao thông mà vượt xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông thì sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng ( căn cứ theo điểm b khoản 7 Điều 6, Nghị 100/2019/NĐ-CP).
Luật sư
– Đối với phương tiện là ô tô:
+ Người điều khiển phương tiện giao thông mà vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định thì người điều khiển đó sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng ( căn cứ theo điểm i khoản 4 Điều 5, Nghị 100/2019/NĐ-CP).
+ Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái thì người điều khiển phương tiện đó sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng ( căn cứ theo điểm d khoản 5 Điều 5, Nghị 100/2019/NĐ-CP)
+ Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà vượt xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông thì người điều khiển đó sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng ( căn cứ theo điểm a khoản 7 Điều 5, Nghị 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng ( căn cứ theo điểm c khoản 11 Điều 5, Nghị 100/2019/NĐ-CP).
Vượt xe gây tai nạn bị xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Em chào các luật sư! Em muốn hỏi các anh/chị là Hôm mùng 6 tết 2017 anh trai em có và chạm với taxi đi cùng chiều. Hai xe đi song song khoảng một đoạn thì xe taxi bất ngờ tấp vào lề để bắt khách nhưng có tín hiệu đèn anh trai em lách sang trái nhưng không hết nên đã tông vào đèn phi nhanh sau bên trái xe. Và ông tài xế xe taxi không tham gia đưa anh trai em đi bệnh viện cấp cứu. Như vậy chuyên gia cho em hỏi là anh trai em và chiếc xe này ai đúng ai sai. Và nếu sai thì sai như thế nào??? Em cảm ơn ạ!!!?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trường hợp bạn không nêu chi tiết, cụ thể của diễn biến tình huống, nên theo thông tin bạn cung cấp chúng tôi hiểu tình huống như sau: Anh trai bạn điều khiển xe đi song song với xe taxi, chiếc xe taxi vì đón khách bên đường lên vượt xe của anh bạn để tạt vào lề đường đón khách. Do không tránh kịp nên xảy ra tai nạn. Nếu trường hợp là đúng như vậy thì để xem xét hành vi của xe taxi là đúng hay sai, bạn cần tham khảo quy định tại Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008
Theo đó, bạn cần đối chiếu lại về trình tự vụ việc xảy ra tai nạn khi đó để xác định hành vi của lái xe taxi là đã phù hợp với quy định của Điều 14 nêu trên chưa. Trường hợp người điều khiển xe taxi vượt xe sai quy định nêu trên thì tùy vào mức độ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng. Đối với hành vi người lái xe taxi không đưa anh trai bạn tới bệnh viện cấp cứu thì tùy thuộc vào mức độ sức khỏe của anh bạn và tình huống cụ thể tại thời điểm tai nạn xảy ra.
– Nếu anh bạn sau khi gặp tai nạn bị chết do không nhận được sự cứu giúp của người lái xe taxi mà người đó hoàn toàn đủ điều kiện để cứu giúp thì theo quy định tại Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 217 quy định về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng thì mức phạt tù cao nhất có thể phải lãnh đó là 05 năm tù giam.
Luật sư
– Nếu anh bạn chỉ bị thương và người lái xe taxi nhận được yêu cầu đưa anh bạn đi cấp cứu mà không thực hiện thì sẽ bị phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm đó là không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu.