Các trường hợp được phép và hình thức chuyển khẩu hàng hóa? Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu?
Hiện nay việc hợp tác kinh doanh, mở rộng các mối quan hệ kinh tế của nước ta với các nước trên quốc tế đã và đang tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tế nước nhà. Vì vậy, để thuận tiện hóa trong quá trình hoạt động thì có nhiều hình thức kinh doanh ra đời trong đó phải kể đến hình thức chuyển khẩu hàng hoá. Vậy chuyển khẩu hàng hóa là gì? Có những hình thức chuyển hàng hóa nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
1. Các trường hợp được phép chuyển khẩu hàng hóa
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 30. Chuyển khẩu hàng hoá luật thương mại 2005 quy định cụ thể:
1. Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Ngoài ra căn cứ theo quy định tại điều 43. Chuyển khẩu hàng hóa Luật quản lý ngoại thương 2017 quy định cụ thể:
1. Thương nhân kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép chuyển khẩu hàng hóa, trừ trường hợp việc chuyển khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam.
Như vậy chúng ta có thể thấy chuyển khẩu hàng hóa được pháp luat quy định đối với những trường hợp những loại hàng hóa mang tính chất cấm vào việt nam nhưng lại được vận chuyển từ một nước khác tới nơi có nhu cầu. Ví dụ: Công ty A mua máy ép nhiệt của công ty B tại Ý, không trực tiếp nhập khẩu tại Việt Nam mà bán thẳng trực tiếp cho Công ty C tại Hong Kong thì số hàng hóa này sẽ được miễn thuế giá trị gia tăng.
2. Hình thức chuyển khẩu hàng hóa
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 30 Chuyển khẩu hàng hoá luật thương mại 2005 quy định cụ thể:
2. Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện theo các hình thức sau đây:
a) Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam;
b) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;
c) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Như vậy, qua quy định trên chúng ta thấy pháp luật đã quy định cụ thể về trường hợp chuyển khẩu hàng hoá theo đó hình thức của chuyển khẩu hàng hóa đó là được vận chuyển thẳng, vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu theo quy định của pháp luật, với những hình thức trên thì kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu hàng hóa cần phải thực hiện đầy đủ trình tự và thủ tục hải quan do pháp luật quy định.
Hiện nay hoạt động chuyển khẩu hàng hóa khá đa dạng và phong phú với các loại hàng hóa kinh doanh khác nhau, mỗi loại hàng hóa có đặc điểm và tính chất riêng của nó, vậy nên thực hiện hoạt động chuyển khẩu hàng hóa cần được thực hiện vận chuyển đúng theo quy định, và đảm bảo việc thanh toán và chuyển tiền liên quan đến kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện theo nguyên tắc trên cơ sở hai giao dịch thanh toán và chuyển tiền riêng biệt đó là thực hiện giao dịch chuyển tiền thanh toán cho hợp đồng mua hàng hóa và giao dịch nhận tiền từ hợp đồng bán hàng hóa.
2. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu
2.1. Trình tự thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu
Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, có đưa vào khu vực kho bãi thuộc các cảng biển Việt Nam (không đưa vào kho ngoại quan, không đưa vào khu vực trung chuyển hàng hoá), thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan thực hiện như sau:
– Bước 1: Nộp cho Chi cục Hải quan nơi có hàng hóa nhập khẩu chuyển khẩu 01 bộ hồ sơ.
– Bước 2: Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện:
+ Tiếp nhận, kiểm tra bộ hồ sơ lô hàng nhập khẩu chuyển khẩu;
+ Xác nhận nhập khẩu và ký tên, đóng dấu công chức trên công văn đề nghị của doanh nghiệp;
+ Giám sát và theo dõi lô hàng chuyển khẩu cho đến khi xuất ra khỏi Việt Nam;
+ Sau khi hàng hóa xếp lên phương tiện, công chức hải quan giám sát tại cửa khẩu xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa;
+ Trường hợp hàng hóa chuyển khẩu xuất qua cửa khẩu khác với cửa khẩu nhập nhưng cùng trong hệ thống khu vực cảng biển thuộc địa bàn giám sát của Cục Hải quan thì sau khi hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất, công chức hải quan giám sát xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa; việc giám sát hàng hóa đưa ra, đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 52 Thông tư này;
+ Trong quá trình kiểm tra, giám sát nếu phát hiện lô hàng chuyển khẩu có dấu hiệu vi phạm thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu quyết định kiểm tra thực tế và xử lý theo quy định.
2.2. Cách thức thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu
Thực hiện thủ tục theo cách thức đó là trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ của thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu
– Thành phần hồ sơ gồm:
+ Văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa theo mẫu số 22/CKHH/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính;
+ Vận tải đơn hàng nhập khẩu: 01 bản chụp.
– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ);
2.4. Thời hạn giải quyết thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu
– Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 23 Luật Hải quan)
– Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải:
+ Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
+ Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hoá chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hoá cho cơ quan hải quan;
Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu
Người khai hải quan
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan
d) Cơ quan phối hợp (nếu có):Không có.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu
Xác nhận thông quan
2.8. Phí, lệ phí thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu
20.000 đồng
– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: mẫu số 22/CKHH/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
2.9 Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
– Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam thì không phải làm thủ tục hải quan.
– Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu phải được xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong vòng 30 ngày kể từ ngày được Chi cục Hải quan cửa khẩu hoàn thành việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa.
– Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam thì làm thủ tục hải quan theo quy định đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng Việt Nam.
– Hàng hóa kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tại cửa khẩu nhập.
– Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu thuộc đối tượng được miễn kiểm tra. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại Điều 29 Thông tư này.
2.10. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính của thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu
– Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
–
–
– Thông tư số 172/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực Hải quan.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Các trường hợp được phép và hình thức chuyển khẩu hàng hóa” và một số thông tin liên quan về vấn đề này.