Tìm hiểu quy định của pháp luật về các trường hợp được miễn trừ trách nhiệm cho các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
* Cơ sở của việc miễn trừ trách nhiệm cho các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Việc xử lí các thỏa thuận trong kinh doanh bị coi là hạn chế cạnh tranh luôn đòi hỏi nhà nước cần cẩn trọng , bởi thực tế và kinh nghiệm của các nước cho thấy không phải mọi thỏa thuận đều gây hại cho thị trường, theo đó các quy định về việc miễn trừ đối với TTHCCT được xây dựng trên những cơ sở lí luận sau
Thứ nhất quyền tự do kinh doanh
Tự do kinh doanh luôn bao hàm trong nó quyền được khế ước và lập hội. Các chủ thể tham gia thị trường hoàn toàn có quyên chủ động trong việc liên kết để thiết lập và thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình một cách hiệu quả. Công quyền và pháp luật không những không được can thiệp mà còn phải xây dựng cơ chế bảo hộ cho những hoạt động nói trên
Với tư cách là lực lượng bảo vệ công lí và lẽ phải , nhà nước và pháp luật sẽ chỉ có thể can thiệp vào sự tự do khi hành vi của một nhóm người là nguy cơ đe dọa sự tự do và lợi ích chính đáng của người khác. Vì vậy, một khi sự liên kết của các doanh nghiệp tạo ra khả năng xâm hại lợi ich của doanh nghiệp khác, người tiêu dùng và của thị trường và những lợi ích này cần được bảo vệ thì lúc đó pháp luật mới cần xuất hiện để ngăn chặn và trừng phạt
Thứ hai, sự cân xứng mà pháp luật bảo vệ
Phân tích dưới góc độ tác động của các thỏa thuận đối với cạnh tranh, các lí thuyết kinh tế đều nhìn nhận hiện tượng bằng tính 2 mặt của nó. Theo đó, ngoài những khả năng gây hại cho cạnh tranh , còn tồn tại nhiều thỏa thuận không có khả năng gây hại hoặc bên cạnh khả năng gây ra nhiều tác hại làm giảm cạnh tranh cũng còn đem lại nhiều tác dụng tích cực cho sự phát triển của thị trường. Vì vậy pháp luật hầu hết các nước đều đòi hỏi người thực thi phải luôn cân nhắc và tính toán mọi khả năng có thể xảy ra để có thái độ trừng phạt hay cho phép thực thi các thỏa thuận trên thực tế
Tóm lại, với tư cách là một sự liên kết trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp , các TTHCCT có thể được phân tích, xem xét duới nhiều góc độ khác nhau, từ đó pháp luật và công quyền có thái độ thích hợp. Bên cạnh những quy định cấm đoán và trừng phạt đối với các thỏa thuận có khả năng gây hại cho thị trường, pháp
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
* Các trường hợp được miễn trừ
Theo quy định của luật cạnh tranh những thỏa thuận sau đây được coi là các đối tượng có thể được miễn trừ
Điều 10. Trường hợp miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
1. Thoả thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này được miễn trừ có thời hạn nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau đây nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng:
a) Hợp lý hoá cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh;
b) Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ;
c) Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;
d) Thống nhất các điều kiện kinh doanh, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá;
đ) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa;
e) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Các trường hợp TTHCCT thuộc diện có thể miễn trừ phải thực hiện thủ tục xin hưởng miễn trừ theo pháp luật cạnh tranh