Trong quá trình thu hồi đất của nhà nước thì người sử dụng đất hợp pháp có đất bị thu hồi quan tâm nhiều nhất là vấn đề bồi thường. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì, các trường hợp nào sẽ được đền bù đất khi nhà nước thu hồi?
Mục lục bài viết
1. Vấn đề đền bù đất khi Nhà nước thu hồi:
1.1. Khái quát chung về đền bù đất khi Nhà nước thu hồi:
Hiện nay trong đời sống, bồi thường và đền bù được người dân sử dụng song song với nhau trong vấn đề thu hồi đất của nhà nước. Khái niệm bồi thường được sử dụng phổ biến trong các quy định của pháp luật và trên nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, như pháp luật dân sự, pháp
Như trên đã phân tích, khi nhà nước thu hồi đất, người sử dụng đất gánh chịu các thiệt hại bao gồm thiệt hại về đất, về tài sản gắn liền với đất, thiệt hại bị mất việc làm và các thiệt hại khác. Các thiệt hại này xảy ra không phải do lỗi của người sử dụng đất cho nên nhà nước phải bồi thường, phải bù đắp cho người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Từ các phân tích trên, theo tác giả, có thể đưa ra khái niệm bồi thường khi nhà nước thu hồi đất như sau: Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất, bù đắp những thiệt hại về tài sản gắn liền với đất và thiệt hại khác cho người có đất bị thu hồi để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 của
– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
1.2. Các trường hợp được đền bù đất khi Nhà nước thu hồi:
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì khi nhà nước thu hồi đất, người sử dụng đất sẽ được bồi thường các khoản liên quan cụ thể như sau:
– Người sử dụng đất sẽ được bồi thường về đất nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
– Người sử dụng đất sẽ được bồi thường về chi phí đầu tư vào đất còn lại nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Thứ nhất, các trường hợp được bồi thường về đất khi thu hồi đất, căn cứ theo quy định tại Điều 75
– Các chủ thể là hộ gia đình và cá nhân đang sử dụng đất không phải là loại đất nhà nước cho thuê có trả tiền sử dụng đất hằng năm, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp bởi chủ thể có thẩm quyền, hoặc có đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuy nhiên chưa được cấp trên thực tế;
– Các chủ thể được xác định là người Việt Nam định cư ở nước ngoài của các đối tượng được phép sở hữu nhà ở gắn liền với đất trên lãnh thổ của Việt Nam mà có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc có đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tuy nhiên chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên thực tế.
Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Điều 82 của Luật đất đai năm 2013 thì nhà nước thu hồi đất sẽ không bồi thường về đất trong một số trường hợp sau đây:
– Sẽ không bồi thường về đất khi các đối tượng thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật đất đai năm 2013 hiện hành;
– Đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao để quản lý và canh tác;
– Đất thu hồi thuộc các trường hợp quy định tại Điều 64 hoặc đất thuộc các trường hợp quy định tại điểm a,b,c,d khoản 1 Điều 65 Luật đất đai năm 2013;
– Trường hợp không có đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, các trường hợp bồi thường về chi phí đầu tư vào đất còn lại khi bị nhà nước thu hồi đất. Căn cứ theo quy định tại Điều 76 của Luật đất đai năm 2013, những trường hợp sau đây sẽ không được nhà nước bồi thường về đất tuy nhiên sẽ được bồi thường về chi phí đầu tư vào đất còn lại khi nhà nước thu hồi theo quy định của pháp luật, cụ thể bao gồm những trường hợp sau:
– Đất được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
– Đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho các tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất tuy nhiên các chủ thể này được miễn thu tiền sử dụng đất trên thực tế;
– Đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thuê dưới hình thức thuê đất trả tiền hàng năm hoặc thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê tuy nhiên được miễn tiền sử dụng đất, trừ trường hợp các đối tượng được xác định là hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất cho thuê của cơ quan nhà nước do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng;
– Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường (hay còn gọi là đất công ích 5%);
– Nhận đất khoán để tiến hành hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, diêm nghiệp (hay còn gọi là làm muối).
2. Quy định về các trường hợp không được đền bù đất khi Nhà nước thu hồi:
Nếu không đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 75 Luật đất đai năm 2013 thì người sử dụng đất không được bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất. Cụ thể, Điều 76 và Điều 82 của Luật đất đai năm 2013 quy định các trường hợp sau đây không được bồi thường về đất:
Thứ nhất, đất được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, trừ trường hợp đất được giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối trong hạn mức theo quy định tại Điều 129 Luật đất đai năm 2013.
Thứ hai, đất được nhà nước giao cho tổ chức sử dụng thuộc trường hợp thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất. Vì họ không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính là nộp tiền sử dụng đất, được sử dụng đất mà không mất tiền nên không được bồi thường về đất.
Thứ ba, đất được nhà nước thuê trả tiền thuê đất hàng năm, đất được nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng.
Thứ tư, đất thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn. Mỗi xã, phường, thị trấn được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây lâu năm hoặc bổ sung nguồn đất công ích từ đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình cá nhân trả lại, tặng cho nhà nước, đất nông nghiệp thu hồi để phục cho các nhu cầu công ích của địa phương.
Thứ sáu, đất được nhà nước giao để quản lý. Đất được nhà nước giao để quản lý mà không phải được trao quyền sử dụng đất bằng một trong các hình thức nhà nước giao, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất thì không được bồi thường về đất.
Thứ bảy, đất không đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai năm 2013, trừ trường hợp đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01/7/2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai năm 2013.
3. Phân biệt giữa bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất với bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
Hai loại trách nhiệm bồi thường này có một số khác biệt cơ bản sau:
Tiêu chí | Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất | Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng |
Chủ thể | Chủ thể có trách nhiệm bồi thường khi nhà nước thu hồi đất là nhà nước. Theo quy định tại các Điều 66 và Điều 69 Luật Đất đai năm 2013 thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện là các cơ quan đại diện cho Nhà nước thực hiện việc bồi thường. Còn trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thì chủ thể phải bồi thường là bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm, gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi thường. | Chủ thể được bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là cá nhân, tổ chức (bao gồm cả Nhà nước) bị xâm phạm, gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác. |
Thiệt hại được bồi thường | Thiệt hại được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, vì sự phát triển kinh tế – xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng được liệt kê cụ thể, bao gồm thiệt hại về đất, về chi phí đầu tư vào đất còn lại, về tài sản (bao gồm thiệt hại về nhà, công trình xây dựng trên đất khi nhà nước thu hồi đất; cây trồng, vật nuôi), thiệt hại do ngừng sản xuất, kinh doanh và thiệt hại về chi phí di chuyển. Người bị thu hồi đất nếu bị mất việc làm không được coi là thiệt hại nên Nhà nước không bồi thường mà chỉ hỗ trợ, bao gồm hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm mới cho hộ gia đình, cá nhân. | Đối với bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì thiệt hại được bồi thường bao gồm thiệt hại do tài sản bị xâm hại, thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại; thiệt hại do tính mạng bị xâm hại; thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại. Việc bồi thường phải đảm bảo nguyên tắc thực tế và toàn bộ. Như vậy, thiệt hại phải bồi thường ngoài hợp đồng có phạm vi rộng hơn. |
Nguyên tắc | Nguyên tắc cơ bản của bồi thường khi nhà nước thu hồi đất là nguyên tắc mệnh lệnh và tuân theo các điều kiện do pháp luật quy định. | Nguyên tắc cơ bản của bồi thường ngoài hợp đồng là tự nguyện và thỏa thuận, nếu không tự thỏa thuận được thì mới áp dụng phương pháp mệnh lệnh bằng con đường tòa án theo pháp luật về dân sự và tố tụng dân sự. |
Cơ sở phát sinh | Bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất phát sinh từ việc thu hồi đất của Nhà nước mà việc thu hồi này là do nhu cầu tất yếu khách quan, cụ thể là thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc nhà nước thu hồi đất và người có đất bị thu hồi không có lỗi dẫn đến thiệt hại cho người có đất bị thu hồi nên nhà nước phải bồi thường. | Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi có hành vi trái pháp luật của bên phải bồi thường, có thiệt hại xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, bên gây thiệt hại có lỗi (trừ trường hợp thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra). Thiếu một trong các căn cứ này thì không phát sinh việc bồi thường. |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
–