Khái niệm đấu giá hàng hóa? Đặc điểm đấu giá hàng hóa? Các trường hợp đấu giá không thành trong đấu giá hàng hóa?
Như chúng ta có thể thấy trong thực tế thì việc đấu giá không còn quá xa lạ nữa mà nó được phổ biến và công khai hơn rất nhiều đặc biệt là pháp luật cũng đã có những quy định rõ ràng trong hình thức đấu giá cũng như mặt hàng đấu giá, đây được coi là có hình thức của hoạt động thương mại. Vậy trong đấu giá hàng hóa thì pháp luật quy định như thế nào về việc đấu giá thành hoặc đấu giá không thành.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Khái niệm đấu giá hàng hóa?
Theo quy định tại điều 185 Bộ
Có thể nói đấu giá hàng hóa là một phương thức để người bán hàng có thể xác định người mua hàng theo mức giá đặt ra có thể là cao hơn. Để xác định được hình thức đấu giá thì cần phải căn cứ vào chủ thể và mục đích của đấu giá để chia hoạt động đấu giá thành hai loại đấu giá hàng hóa trong dân sự.
Đối tượng của bán đấu giá hàng hóa được xác định là hàng hóa thương mại được phép lưu thông trên thị trường với hình thức công khai, tất cả những người tham gia đấu giá có quyền cạnh tranh bình đẳng để mua hàng hóa. Đấu giá hàng hóa được xác định có tính chất đặc thù đó là chỉ có một người bán hàng hóa nhưng có nhiều người tham gia mua hàng và những người tham gia mua hàng hóa đều có quyền hỏi đáp thắc mắc, có quyền xem xét hàng hóa về chất lượng mặt hàng.
2. Đặc điểm đấu giá hàng hóa?
Trong quan hệ thương mại, đấu giá hàng hóa có những đặc điểm chung của một hoạt động thương mại. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm chung đó, đấu giá hàng hóa còn có những nét đặc thù so với các hoạt động thương mại khác được thể hiện ở các đặc điểm sau:
Thứ nhất, đấu giá hàng hóa là một phương thức thương mại bán hàng một cách đặc biệt hơn so với những cách bán hàng thông thường.
Thứ hai, đối tượng của bán đấu giá không quy định đó là những mặt hang cụ thể nào nên có thể là những hàng hóa thương mại thông thường, tuy nhiên, do tính chất đặc thù của việc bán hàng đấu giá mà không phải hàng hóa nào cũng được các chủ sở hữu quyết định bán bằng phương pháp đấu giá. Chính vì vậy, hầu hết chỉ những hàng hóa có đặc thù về giá trị cũng như giá trị sử dụng mới thường được cân nhắc để lựa chọn bán theo phương thức đấu giá ví dụ như trong đấu giá những mặt hàng mang lại giá trị thực tế cao.
Do vậy, việc đấu giá là hình thức người bán chỉ đưa ra một mức giá cơ sở cơ bản nhất để người mua tham khảo giá ở mức khởi điểm, còn giá bán thực tế do những người tham dự cuộc bán đấu giá xác định trên cơ sở có sự cạnh tranh nên giá bán thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá mà người bán đưa ra ban đầu.
Thứ ba, hình thức pháp lí của quan hệ bán đấu giá có thể được thiết lập dưới dạng rất đặc biệt là xác lập
Khi hợp đồng xác lập hoan thành sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ ủy quyền bán đấu giá hàng hóa. Ngoài ra khi đấu giá xong phải lập thành văn bản bán đấu giá, văn bản này là cơ sở pháp lý để xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa đồng thời là căn cứ để xác lập quyền sở hữu của người mua hàng đối với hàng hóa bán đấu giá khi đấu giá thành công.
3. Các trường hợp đấu giá không thành trong đấu giá hàng hóa?
Với quy định hiện hành của pháp luật thì đấu giá hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất.
Theo đó, tại Điều 202
– Không có người tham gia đấu giá, trả giá. Trường hợp này có thể thấy ngay khi tổ chức phiên đấu giá có người đăng ký tham dự hay không hoặc trong khi đấu giá có người trả giá cạnh tranh hay không.
– Giá cao nhất đã trả thấp hơn mức giá khởi điểm đối với phương thức trả giá lên.
Từ quy định của pháp luật trên có thể cho thấy để xác định đấu giá không thành đối với một sản phẩm thì trước hết phiên đấu giá phải được diễn ra, trong quá trình đấu giá và sau khi kết thúc thì sẽ nhận định được cản cứ để xác định phiên đấu giá hoàn hành hay không thành.
Theo đó, phiên đấu giá được diễn ra với trình tự như sau:
Thứ nhất, xác định giá khởi điểm :
Việc xác định mức giá khởi điểm đã được quy định tại điều 194
Pháp luật quy định xác định mức giá khởi điểm là rất quan trọng bởi lẽ trong phiên đấu giá người tham gia đấu giá sẽ quan tâm trướ hết là mặt hàng đấu giá sau đó là giá khởi điểm của mặt hàng. Chính vì vậy, mức giá khởi điểm phải phù hợp với giá trị thực tế của hàng hóa, không nên xác định mức giá khởi điểm quá cao hay quá thấp so với amwtj hàng gây ảnh hưởng đến số lượng người tham gia.
Thứ hai, chuẩn bị bán đấu giá hàng hóa:
Người bán hàng hóa hoặc người tổ chức bán đấu giá phải tiến hành mọi công việc chuẩn bị cần thiết để tổ chức thành công cuộc bán đấu giá, bao gồm các công việc chính sau :
– Niêm yết, công khai việc bán đấu giá : Nội dung của niêm yết, công khai việc bán đấu giá đã được qui định cụ thể tại điều 197 Luật thương mại năm 2005 bao gồm:
+ Thời gian, địa điểm đấu giá.
+ Tên, địa chỉ của người tổ chức đấu giá.
+ Tên, địa chỉ của người bán hàng.
+ Danh mục hàng hoá, số lượng, chất lượng hàng hóa.
+ Giá khởi điểm
….
Sở dĩ việc quy định những thông tin công khai như như vậy giúp các thông tin về cuộc bán đấu giá được lan tỏa phổ biến ra bên ngoài một cách nhanh chóng và các khách hàng có nhu cầu mua sẽ biết được thông tin và giúp cuộc bán đấu giá thực hiện thành công. Tạo sự tin cậy đói với việc công khai các mặt hàng cũng như giá niêm yết đối với những người có nhu cầu tham gia đấu giá trực tiếp.
– Đăng ký mua hàng hóa bán đấu giá và đặt cọc :
Luật thương mại năm 2005 tại điều 199 quy định: Người tổ chức đấu giá có thể yêu cầu người muốn tham gia đấu giá phải đăng ký tham gia trước khi bán đấu giá. Xét theo nhiều khía cạnh thì hoạt việc này là hoàn toàn hợp lý bởi những hàng hóa là bất động sản hoặc động sản có giá trị tương đối lớn, để đảm bảo rằng đăng ký người mua là cần thiết để tổ chức bán đấu giá nắm được số lượng cũng như tư cách của những người sẽ tham gia đấu giá để có những điều chỉnh thích hợp và kịp thời trước khi cuộc đấu giá diễn ra tránh các trường hợp không có người đấu giá ảnh hưởng đến lợi ích của bên đấu giá.
Ngoài ra, tại điều 199 còn quy định: Người tổ chức đấu giá có thể yêu cầu người tham gia đấu giá nộp một khoản tiền đặt trước, nhưng không quá 2% giá khởi điểm của hàng hoá được đấu giá. Đây là cơ sở cũng được gọi là số tiền đặt cọc cho mặt hàng đấu giá cũng như đặt cọc cho sự tham dự của người đăng ký để bảo đảm sự có mặt của mình nên người tham gia đấu giá mua được hàng hoá bán đấu giá thì khoản tiền đặt trước được trừ vào giá mua, nếu không mua được thì khoản tiền đặt trước được trả lại cho người đã nộp khoản tiền đặt trước đó ngay sau khi cuộc đấu giá kết thúc.
– Trưng bày, xem hàng hóa bán đấu giá là việc đưa hàng hoá, mẫu hàng hoá, tài liệu giới thiệu về hàng hoá và các thông tin cần thiết khác về hàng hoá đó nhằm tạo điều kiện để người tham gia đấu giá có dịp tận mắt xem hàng hóa và hồ sơ gốc của hàng hóa bán đấu giá, giúp cho họ an tâm về chất lượng và tính hợp pháp của hàng hóa để có những quyết đinh đúng đắn khi tham gia đấu giá.
Thứ ba, tiến hành bán đấu giá:
Cuộc bán đấu giá hàng hóa có thể được tổ chức công khai tại trụ sở của tổ chức bán đấu giá hoặc tại nơi có tài sản bán đấu giá để những người muốn mua đến tham dự và trả giá. Theo điều 201 Luật thương mại năm 2005 người điều hành bán đấu giá tiến hành theo trình tự sau:
+ Điểm danh người đã đăng ký tham gia đấu giá hàng hoá;
+ Giới thiệu từng hàng hoá bán đấu giá, nhắc lại giá khởi điểm, trả lời các câu hỏi của người tham gia đấu giá và yêu cầu người tham gia đấu giá trả giá
+ Xác định người trả giá hợp lệ để trở thành người mua hàng hóa
+ Trường hợp có nhiều người đồng thời trả mức giá cuối cùng đối với phương thức trả giá lên hoặc mức giá đầu tiên đối với phương thức đặt giá xuống, người điều hành đấu giá phải tổ chức rút thăm giữa những người đó và công bố người rút trúng thăm được mua là người mua hàng hoá bán đấu giá;
+ Lập văn bản bán đấu giá hàng hóa ngay tại cuộc đấu giá kể cả trong trường hợp đấu giá không thành.
Như vậy, từ việc mở phiên đấu giá trên thì mới có thể xác định được các trường hợp đấu giá thành hay không thành. Đấu giá thành là bên đấu giá đấu giá thành công với hàng hòa với mức giá cao hơn giá khởi điểm. Còn trường hợp mặt hàng không được cạnh tranh hoặc trả giá hay mức giá được trả thấp hơn so với giá khởi diểm thì đây là trường hợp đấu giá không thành.