Vì một số nguyên nhân, sau khi được cấp giấy phép hoạt động in, cơ sở kinh doanh vi phạm dẫn đến bị thu hồi giấy phép. Vậy trường hợp nào cơ sở in bị thu hồi giấy phép hoạt động in?
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp cơ sở in bị thu hồi giấy phép hoạt động in:
Cơ sở in bị thu hồi giấy phép hoạt động in khi nào, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định
– Cơ sở in không đáp ứng đầy đủ các điều kiện dựa quy định tại Khoản 1 Điều 11 trong quá trình hoạt động mà cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in đã có văn bản để yêu cầu cơ sở in phải tạm dừng hoạt động trong thời hạn 30 ngày để bổ sung đủ các điều kiện theo quy định;
– Tại cơ sở in đã không hoạt động trên 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động in;
– Cơ sở in đã chấm dứt hoạt động hoặc chia tách, sáp nhập, giải thể, bị phá sản.
Theo như quy định nêu trên thì cơ sở in bị thu hồi giấy phép hoạt động in nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Cơ sở in không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định
– Cơ sở in đã không hoạt động trên mười hai tháng (12 tháng) kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động in;
– Cơ sở in đã chấm dứt hoạt động hoặc chia tách, sáp nhập, giải thể, bị phá sản.
2. Trình tự thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động in của cơ sở in được thực hiện như thế nào?
Theo quy định hiện nay về trình tự thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động in của cơ sở in được thực hiện theo quy định cụ thể tại Điều 7 Thông tư
Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động in quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 72/2022/NĐ-CP
– Việc xác định cơ sở in bị thu hồi giấy phép hoạt động in phải được cơ quan có thẩm quyền thực hiện qua công tác kiểm tra, thanh tra thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông.
– Cơ quan, người có thẩm quyền sẽ tiến hành thủ tục kiểm tra, thanh tra tại cơ sở in và lập biên bản. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra sẽ phải có văn bản báo cáo cơ quan đã cấp giấy phép hoạt động in.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều này, thì Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở Thông tin và Truyền thông sẽ phải có văn bản yêu cầu cơ sở in khắc phục đối với nguyên nhân dẫn đến trường hợp bị thu hồi giấy phép hoạt động in trong thời hạn 30 ngày.
Hết thời hạn 30 ngày, nếu trường hợp cơ sở in không khắc phục được những nguyên nhân đã dẫn đến trường hợp bị thu hồi giấy phép hoạt động in, thì Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông sẽ ra quyết định thu hồi giấy phép hoạt động in và yêu cầu cơ sở in nộp lại giấy phép đã cấp.
– Thủ tục để thu hồi giấy phép hoạt động in đối với trường hợp quy định tại Điểm b, c và d Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung Nghị định 72/2022/NĐ-CP như sau:
Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông sẽ phải ra quyết định đối với việc thu hồi giấy phép hoạt động in và yêu cầu cơ sở in nộp lại giấy phép đã cấp trong các trường hợp sau:
+ Hết thời hạn 06 tháng kể từ ngày được cơ sở in được cấp giấy phép hoạt động in mà cơ sở in không đầu tư đủ thiết bị và không gửi bản sao chứng từ mua, thuê mua thiết bị quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP;
+ Trên 12 tháng kể từ ngày cơ sở in được cấp giấy phép hoạt động in mà cơ sở in không hoạt động;
+ Cơ sở in đã chấm dứt hoạt động hoặc chia tách, sáp nhập, giải thể, bị phá sản.
Theo đó, thì trình tự thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động in của cơ sở in được thực hiện theo các quy định nêu trên.
3. Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm:
– Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có thẩm quyền cấp giấy phép cho cơ sở in của cơ quan, tổ chức ở trung ương;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép cho cơ sở in ở địa phương.
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, thì cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản sẽ phải cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm; đối với trường hợp không cấp giấy phép thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
– Giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm sẽ được cấp lại trong trường hợp chủ cơ sở in làm mất hoặc bị hư hỏng.
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ sở in có một trong các thay đổi về tên gọi, địa chỉ, thành lập chi nhánh, chia tách hoặc sáp nhập thì cơ sở in sẽ phải làm thủ tục đổi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm.
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có thay đổi về người đứng đầu thì cơ sở in phải thông báo bằng văn bản với cơ quan cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm và gửi kèm hồ sơ theo quy định hiện nay.
4. Việc quản lý nhà nước về hoạt động in gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 60/2014/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung Nghị định 72/2022/NĐ-CP quy định về việc quản lý nhà nước về hoạt động in gồm những nội dung như sau:
– Quản lý về việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách đối với hoạt động in.
– Quản lý về việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động in.
– Quản lý về việc quản lý đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động in.
– Quản lý công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động in.
– Quản lý về việc quản lý hợp tác quốc tế trong hoạt động in.
– Quản lý đối với việc cấp, cấp lại, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận, xác nhận; quản lý đăng ký, hoạt động của cơ sở in và quản lý khai báo, hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy trong hoạt động in.
– Quản lý về việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật trong hoạt động in.
– Cơ quan có thẩm quyền quản lý về việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động in.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì việc quản lý nhà nước về hoạt động in gồm những nội dung như: Xây dựng về quy hoạch, kế hoạch, chính sách đối với hoạt động in. Xây dựng, và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động in. Quản lý đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động in. Quản lý trong công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động in. Quản lý hợp tác quốc tế trong hoạt động in ấn. Thực hiện việc cấp, cấp lại, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận, xác nhận; quản lý đăng ký, hoạt động của cơ sở in và quản lý khai báo, hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy trong hoạt động in và công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật trong hoạt động in. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động in.
Trên đây là tư vấn của Luật sư Luật Dương Gia các nội dung mà liên quan đến Các trường hợp cơ sở in bị thu hồi giấy phép hoạt động in. Trường hợp quý bạn cần những hỗ trợ cụ thể hay những giải đáp hợp lý, cụ thể hơn thì quý bạn đọc có thể liên hệ qua số điện thoại hotline 1900.6568 thì sẽ được chúng tôi hỗ trợ tư vấn cho quý bạn đọc nhé.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định 60/2014/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung Nghị định 72/2022/NĐ-CP Quy định về hoạt động in.