Mặc dù ngày nay, chúng ta đang sống trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tuy nhiên ngành dịch vụ bưu chính vẫn đang phát triển vô cùng vượt trội. Dưới đây là quy định của pháp luật về các trường hợp bị thu hồi giấy phép bưu chính.
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp bị thu hồi giấy phép bưu chính hiện nay:
Giấy phép bưu chính là giấy phép được cấp cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ bưu chính khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện luật định. Khi thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính, các tổ chức và cá nhân cần phải thực hiện thủ tục xin giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tất cả hành vi kinh doanh dịch vụ bưu chính mà không có giấy phép bưu chính đỡ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của
– Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thư điện tử có địa chỉ nhận khối lượng đơn từ 2kg trở lên thì cần phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là xin giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính;
– Doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực bưu chính được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực bưu chính;
+ Có khả năng tài chính phù hợp trong quá trình kinh doanh dịch vụ bưu chính, có nhân sự phù hợp với phương án kinh doanh theo nội dung đề nghị được cấp giấy phép;
+ Có phương án kinh doanh khả thi, phù hợp với quy định của pháp luật trong quá trình kinh doanh dịch vụ bưu chính, đảm bảo về giá cước và chất lượng trong quá trình kinh doanh dịch vụ bưu chính;
+ Có biện pháp đảm bảo an ninh thông tin và an toàn đối với con người, bưu gửi và mạng bưu chính trong quá trình kinh doanh dịch vụ bưu chính.
Như vậy có thể nói, cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên thì mới được cấp phép kinh doanh dịch vụ bưu chính. Tuy nhiên trong một số trường hợp, giấy phép bưu chính vẫn có thể bị thu hồi.
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Luật bưu chính năm 2010 có quy định về các trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép bưu chính. Theo đó, giấy phép bưu chính có thể bị thu hồi trong những trường hợp như sau:
– Doanh nghiệp bưu chính hoạt động chống lại nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hành vi gây phương hại đến an ninh trật tự an toàn quốc gia, an toàn xã hội;
– Cung cấp các thông tin giả mạo, cố tình gian dối để được cấp giấy phép bưu chính;
– Không còn đáp ứng đầy đủ điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính theo như phân tích nêu trên;
– Cung ứng dịch vụ bưu chính không đúng với nội dung được ghi nhận trong giấy phép được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, hành vi này đã gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, quyền lợi hợp pháp của các tổ chức và cá nhân khác trong xã hội;
– Sau khoảng thời gian 01 năm được tính kể từ ngày cấp giấy phép bưu chính, doanh nghiệp vẫn chưa triển khai cung ứng dịch vụ bưu chính được ghi nhận trong giấy phép trên thực tế;
– Cho mượn hoặc cho thuê giấy phép bưu chính, chuyển nhượng giấy phép bưu chính trái pháp luật.
Nếu như doanh nghiệp thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép bưu chính.
2. Trình tự thu hồi giấy phép bưu chính hiện nay:
Căn cứ theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Nghị định 25/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính, có quy định cụ thể về trình tự thu hồi giấy phép bưu chính. Theo đó, trình tự và thủ tục thu hồi giấy phép bưu chính như sau:
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép bưu chính sẽ gửi văn bản yêu cầu doanh nghiệp có hành vi vi phạm quy định cụ thể tại Điều 24 của Luật bưu chính năm 2010 giải trình và cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu và giấy tờ liên quan đến hành vi vi phạm theo thời gian được quy định cụ thể trong văn bản;
– Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức làm việc với các doanh nghiệp thì cần phải lập biên bản trong buổi làm việc đó, trong biên bản đó cần phải phản ánh đầy đủ các nội dung và thông tin làm việc với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính, kể cả trong trường hợp doanh nghiệp không giải trình thì cũng cần phải lập văn bản, doanh nghiệp đó không cung cấp đầy đủ các thông tin và tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng cần phải lập thành văn bản;
– Sau khoảng thời gian 10 ngày làm việc được tính kể từ ngày kết thúc thời hạn được nêu trong văn bản yêu cầu giải trình mà doanh nghiệp đó không giải trình hoặc nội dung giải trình không phù hợp với quy định của pháp luật, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép bưu chính sẽ có thẩm quyền ra quyết định thu hồi giấy phép bưu chính đó;
– Việc thu hồi giấy phép bưu chính sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện bằng hình thức công bố hết hiệu lực của giấy phép. Việc công bố hết hiệu lực của giấy phép bưu chính phải được công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép bưu chính trước đó, đồng thời thông báo tới cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có liên quan.
3. Thẩm quyền thu hồi giấy phép bưu chính hiện nay:
Theo Điều 9 của Nghị định 47/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật bưu chính và khoản 7 Điều 1 của Nghị định 25/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính, có quy định thẩm quyền thu hồi giấy phép bưu chính và văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính. Cụ thể như sau:
– Sở thông tin và truyền thông là cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:
+ Cấp, thu hồi giấy phép bưu chính đối với các trường hợp cung ứng dịch vụ thư trong phạm vi nội tỉnh/thành phố;
+ Cấp văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính đối với các trường hợp được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 25 của Luật bưu chính năm 2010 trong phạm vi nội tinh
– Bộ thông tin và truyền thông là cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:
+ Cấp và thu hồi giấy phép bưu chính đối với các trường hợp cung ứng dịch vụ thư trong phạm vi quốc tế, trong phạm vi liên tỉnh;
+ Cấp văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính đối với các trường hợp được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 25 của Luật bưu chính năm 2010 trong phạm vi quốc tế, trong phạm vi liên tỉnh.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật bưu chính 2010;
– Nghị định 47/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật bưu chính;
– Nghị định 25/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính.