Thu hồi đất là gì? Các trường hợp bị thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai? Trình tự, thủ tục thu hồi đất do vi phạm pháp luật?
Hiện nay, việc thu hồi đất không phải là một vấn đề mới đối với đại đa số người dân. Việc Nhà nước không còn xa là gì nữa nhưng không phải ai cũng hiểu và nắm rõ được pháp luật quy định như thế nào là thu hồi đất, các trường hợp bị thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai được pháp luật đất đai quy định bao gồm những trường hợp nào? Trình tự thủ tục thu hồi đất đai của nhà nước ra sao? Hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu về nội dung này trong bài viết chi tiết dưới đây:
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Luật Đất đai năm 2013;
–
–
1. Thu hồi đất là gì?
Trên cơ sở quy định của pháp luật đất đai hiện hành thì chắc hẳn không còn thấy xa lại với thuật ngữ “thu hồi đất” dó đó, thi hồi đất theo như lật này quy định thì chủ thể có quyền thu hồi đất là Nhà nước. Chính vì vậy, dựa trên căn cứ tại khoản 11 Điều 3
Từ quy định nêu ở trên có thể thấy rằng khi xảy ra sự kiện thu hồi đất đối với phần đất thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình và cá nhan thì hộ gia đình, cá nhân, tổ chức đang sử dụng đất có nghĩa vụ phải trả lại phần đất thuộc diện thu hồi mà họ đang sử dụng cho Nhà nước. Tuy nhiên, việc thu hồi dất và giao đất của người dân còn phải dựa trên quy định của pháp luật đất đai về những trường hợp đất bị thu hồi được quy định như thế nào? Trong mục 2 dưới đây, Luật Dương Gia tiếp tục gửi tới quý bạn đọc nội dung này như sau:
2. Các trường hợp bị thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
Trên cơ sở quy định của pháp luật đất đai thì việc thu hồi đất của nhà nước chỉ được thực hiện đối với phần đất được quy định cụ thể tại Điều 16 và các điều từ Điều 61 đến Điều 65 Luật đất đai năm 2013 thì Nhà nước chỉ được thực hiện việc thu hồi đất nếu việc thu hồi đất thuộc một trong những trường hợp mà pháp luật quy định. Theo như quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013 quy định các trường hợp người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai sẽ bị thu hồi đất, cụ thể
Thứ nhất, sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;
Thứ hai, người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
Thứ ba, đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
Các trường hợp được coi là giao đất không đúng thẩm quyền gồm:
+ Người đứng đầu điểm dân cư giao đất hoặc UBND cấp xã giao đất không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai qua các thời kỳ;
+ Tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng nhưng đã tự phân phối, bố trí cho cán bộ, công nhân viên, xã viên để sử dụng làm nhà ở và các mục đích khác.
Thứ tư, đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
Thứ năm, đối với trường hợp, các nhân, hộ gia đình quản lý đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị người khác lấn, chiếm;
Thứ sáu, đối với trường hợp, các nhân, hộ gia đình sử dụng đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
Thứ bảy, người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ không chấp hành đúng các quyết định xử phạt thì cũng sẽ bị Nhà nước thu hồi lại đất
Tại khoản 13 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định: Người sử dụng đất không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật mà đã bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ tài chính nhưng không chấp hành thì sẽ bị thu hồi đất.
Thứ tám, đối với trường hợp, các nhân, hộ gia đình là người sử dụng đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục mà không thực hiện đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013 thì cũng sẽ bị Nhà nước thu hồi lại đất.
Cuối cùng, đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư.
Ngoài ra trường hợp bị thi hồi đất do rường hợp bất khả kháng, theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 43/2014/NĐ-CP trường hợp bất khả kháng ảnh hưởng đến tiến độ sử dụng đất của dự án đầu tư đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất gồm:
+ Do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, thảm họa môi trường;
+ Do ảnh hưởng trực tiếp của hỏa hoạn, dịch bệnh;
+ Do ảnh hưởng trực tiếp của chiến tranh;
+ Các trường hợp bất khả kháng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Như vậy, tuy rằng pháp luật đất đai đã có những quy định về việc thu hồi đất của người sử dụng đất được nhà nước giao đất mà không thực hiện đúng các quy định về mục đích sử dụng đất hoặc các trường hợp đất được giao cho ca nhân, hộ gia đình quản lý mà không thực hiện tốt việc quản lý thì cũng sẽ bị Nhà nước thu hồi lại đất. Nói chung là, việc người sử dụng đất được giao đất thì phải tuân thủ các quy định trong Luật Đất đai để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với diện tích đất đó. Bên cạnh đó, còn để tránh tình trạng các nhân, hộ gia định bị thu hồi đất vì các hành vi vi phạm quy định của pháp luật hiện hành.
3. Trình tự, thủ tục thu hồi đất do vi phạm pháp luật
Trình tự, thủ tục thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai được quy định tại Điều 66 Nghị dịnh 43/2014/NĐ-CP.
Bước 1: Người có thẩm quyền xử phạt lập biên bản xác định hành vi vi phạm để làm căn cứ quyết dịnh thu hồi đất.
Biên bản xác định hành vi vi phạm làm căn cứ quyết định thu hồi đất:
– Là văn bản xử phạt hành chính trong trường hợp vi phạm pháp luật mà phải thu hồi đất. Được xác lập khi hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
– Trong trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai không thuộc trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính thì biên bản xác định hành vi vi phạm phải có đại diện của Ủy ban nhân dân cấp xã làm chứng để làm căn cứ quyết định thu hồi đất và được lập theo quy định sau đây:
+ Cơ quan tài nguyên và môi trường hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, thanh tra để xác định hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d, g, h và i khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai. (Khoản 44 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP)
+ Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản, người được giao nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra có trách nhiệm gửi biên bản cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất để chỉ đạo thu hồi đất.
Bước 2: Cơ quan tài nguyên và môi trường thẩm tra, xác minh thực địa (khi cần thiết), trình UBND cùng cấp quyết định thu hồi đất.
Bước 3: Thông báo việc thu hồi đất cho người sử dụng đất.
UBND cấp có thẩm quyền thông báo việc thu hồi đất cho người sử dụng đất và đăng trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
Lưu ý:
Thẩm quyền thu hồi đất được quy định tại Điều 66 Luật Đất đai 2013:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
– Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
– Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
– Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
– Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.
Bước 4: Cập nhật, chỉnh lý dữ liệu cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
Cơ quan tài nguyên và môi trường có thẩm quyền thực hiện công việc trên.
Bước 5: Tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất (nếu người sử dụng đất không hợp tác thực hiện thủ tục thu hồi đất)
UBND cấp có thẩm quyền tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất.
Bước 6: Quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng
Tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng có trách nhiệm quản lý quỹ đất sau thu hồi và được giải phóng mặt bằng để cơ quan nhà nước giao, cho thuê hoặc đấu thầu cho các mục đích khác nhau.
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về các trường hợp bị thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về đất đai khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!