Cơ sở đào tạo tôn giáo được hiểu là cơ sở được tạo ra nhằm mục đích đào tạo cho người học những kiến thức liên quan đến tôn giáo, hỗ trợ cho quá trình hoạt động tôn giáo của họ mà không nhằm mục đích đào tạo kiến thức phổ thông trong chương trình giáo dục của nhà nước. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bị đình chỉ hoạt động. Vậy những trường hợp nào thì bị đình chỉ hoạt động tôn giáo theo quy định?
Mục lục bài viết
- 1 1. Các trường hợp bị đình chỉ hoạt động tôn giáo hiện nay:
- 2 2. Ban hành quyết định đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc:
- 3 3. Thẩm quyền đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo:
- 4 4. Quy định về phục hồi toàn bộ hoạt động tôn giáo:
- 5 5. Có được giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo hay không?
1. Các trường hợp bị đình chỉ hoạt động tôn giáo hiện nay:
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì tôn giáo được hiểu là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. Hoạt động tôn giáo được hiểu là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 95/2023/NĐ-CP tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc bị đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo khi vi phạm nghiêm trọng một trong các trường hợp quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016. Các trường hợp này được quy định cụ thể như sau:
- Xâm phạm đến quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
- Xâm hại đến đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
- Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân;
- Gây chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ những người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
- Lợi dụng các hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo nhằm mục đích trục lợi.
Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và khả năng khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định để tiến hành xác định thời hạn đình chỉ nhưng không được quá 24 tháng.
Quyết định đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo sẽ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó nêu rõ các nội dung về tên tổ chức, người đại diện, trụ sở tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; nguyên nhân đình chỉ; thời hạn đình chỉ; trách nhiệm khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ.
2. Ban hành quyết định đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc:
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định 95/2023/NĐ-CP trong thời hạn được xác định là 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được ban hành, cơ quan nhà nước, ban hành quyết định phải giao quyết định cho các cơ quan, tổ chức sau đây:
- Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc sẽ bị đình chỉ;
- Tổ chức thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc sẽ bị đình chỉ;
- Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với quyết định đình chỉ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc đối với các quyết định đình chỉ do cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương ban hành.
- Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc khi nhận được quyết định đình chỉ sẽ phải dừng tất cả hoạt động tôn giáo và có trách nhiệm khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ trong thời gian bị đình chỉ.
Trên đây là một số quy định về đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc theo Nghị định 95/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực từ ngày 30/03/2024.
3. Thẩm quyền đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo:
Căn cứ theo vào Khoản 4 và Khoản 5 Điều 12 Nghị định 95/2023/NĐ-CP thẩm quyền toàn bộ hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được quy định như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình sẽ chỉ toàn bộ hoạt động đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh;
- Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương sẽ ra quyết định đình chỉ toàn bộ hoạt động đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh.
- Trước khi ra quyết định đình chỉ toàn bộ hoạt động của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này có trách nhiệm kiểm tra và kết luận về việc tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc vi phạm nghiêm trọng một trong các trường hợp quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016
4. Quy định về phục hồi toàn bộ hoạt động tôn giáo:
Căn cứ vào Điều 13 Nghị định 95/2023/NĐ-CP quy định về phục hồi toàn bộ hoạt động tôn giáo cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc như sau: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra, ra kết luận về việc khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ toàn bộ hoạt động của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trong các trường hợp sau đây:
+ Trong thời gian bị đình chỉ, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc sẽ phải tiến hành khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ và yêu cầu phục hồi hoạt động tôn giáo cho tổ chức;
+ Trong thời hạn được xác định là 30 ngày trước ngày hết thời hạn bị đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo.
Trường hợp tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc nếu trường hợp đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ thì được phục hồi toàn bộ hoạt động tôn giáo; trường hợp tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ thì bị giải thể theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 và Điều 15 Nghị định 95/2023/NĐ-CP.
5. Có được giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo hay không?
- Tổ chức tôn giáo giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo theo quyết định của tổ chức có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương (Bộ Nội vụ).
- Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chấp thuận cho tổ chức tôn giáo giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo trong thời hạn được xác định là 45 ngày kể từ ngày hết thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có) và thanh lý tài sản, tài chính ghi trong thông báo của tổ chức mà không có khiếu nại; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Chậm nhất thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày được chấp thuận việc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo và nộp lại cho cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương các văn bản sau đây:
+ Bản chính về văn bản chấp thuận thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Bản chính về văn bản thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo của tổ chức tôn giáo;
+ Giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận của cơ quan công an về việc cơ sở đào tạo tôn giáo bị giải thể đã nộp, hủy con dấu theo quy định.
- Chậm nhất được xác định 20 ngày kể từ ngày cơ sở đào tạo tôn giáo bị giải thể, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương. Văn bản thông báo nêu rõ tên, người đại diện, trụ sở của tổ chức tôn giáo; tên, người đại diện, trụ sở của cơ sở đào tạo tôn giáo bị giải thể; thời điểm giải thể theo Mẫu B29 ban hành kèm theo Nghị định 95/2023/NĐ-CP
THAM KHẢO THÊM: