Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai? Các trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai theo Luật đất đai?
Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến và có trách nhiệm đối với đất đai theo Luật đất đai. Vấn đề quản lý của Nhà nước không chỉ đơn thuần là xây dựng, kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý đất đai và quy định chặt chẽ về mặt pháp lý các nội dung của nó. Do đó, nói đến quản lý đất đai là nói đến hệ thống cơ quan quản lí đất đai và các nội dung của chế độ quản lí nhà nước về đất đai. Điều đó thể hiện rất rõ trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai theo Luật đất đai.
Luật sư
– Cơ sở pháp lý:
1. Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai.
Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước từ trung ương đến địa phương có vai trò vô cùng to lớn trong việc quản lí mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội của đất nước. Trong quản lí đất đai, vai trò to lớn này trước đây chưa được đánh giá một cách đầy đủ và đúng mức. Trong
– Riêng Ủy ban thường vụ Quốc hội với tính cách là cơ quan thường trực của Quốc hội cũng có các thẩm quyền như: Ra các nghị quyết quan trọng, ban hành pháp lệnh và các quy định khác để Chính phủ quyết định một cách cụ thể.
– Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương không chỉ thông qua các nghị quyết, quyết nghị các vấn đề cụ thể mà còn thực hiện chức năng giám sát đối với cơ quan hành chính nhà nước trong quản lí đất đai. Bên cạnh đó, hội đồng nhân dân các cấp còn phê chuẩn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của UBND cùng cấp trước khi trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Như vậy, với các thẩm quyền được nêu trên, Luật đất đai năm 2013 đã thống nhất được vai trò quan trọng của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước trong việc quyết định và giám sát tối cao đối với việc quản lí và sử dụng đất ở trung ương và ở từng địa phương.
2. Các trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai theo Luật đất đai.
Các quy định về quản lý địa giới và điều tra cơ bản về đất đai, theo đó:
– Trách nhiệm trong việc đưa ra các quy định về quản lí địa giới: Đất đai là bề mặt bao trùm toàn bộ chủ quyền quốc gia trên đất liền và các hải đảo. Vì vậy, quản lí địa giới hành chính nhà nước cũng là một nội dung quan trọng trong quản lí nhà nước về đất đai. Cơ quan hành chính các cấp, lập và quản lí hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. Cụ thể, Điều 29 Luật đất đai năm 2013 quy định về địa giới hành chính, để bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ nguồn tài nguyên đất, việc xác định trách nhiệm nói trên của các cơ quan nhà nước là rất quan trọng, không những thực hiện đầy đủ chức năng đối ngoại trong việc xác định biên giới với các nước trong khu vực mà đồng thời giảm thiểu những tranh chấp về quyền sử dụng đất liên quan đến địa giới hành chính nhà nước.
– Trách nhiệm trong việc đưa ra quyết định điều tra cơ bản về đất đai: Để đánh giá đúng số lượng, chất lượng đất phải thông qua việc điều tra các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến đất đai như: điều tra, khảo sát và phân hạng đất đai. Trong đó, công tác điều tra, khảo sát, lấy mẫu phân tích hàm lượng thành phần các chất hữu cơ, vô cơ, vi lượng có trong đất, xác định những yếu tố thuận lợi cho việc khai thác tiềm năng đất đai là biện pháp chủ yếu để nắm chất lượng đất, từ đó, phân hạng đất cho từng mục đích sử dụng (trồng trọt, xây dựng) của từng lộ, khoảnh, khu đất nhất định. Đây là việc làm rất quan trọng vì nó tạo cơ sở ban đầu (công tác điều tra cơ bản về đất) phục vụ việc quản lí đất đai trên hai phương diện: lập các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và xác định giá đất. Số liệu diện tích, chất lượng đất chính xác thì việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mới bảo đảm tính khả thi. Số lượng diện tích đất và việc xác định những yếu tố thuận lợi cho trồng trọt, xây dựng chính xác là một trong những điều kiện quyết định hình thành giá đất sát với thực tế.
– Khác với các tư liệu sản xuất khác, đất đai có vị trí cố định, cho nên các số liệu của nó xuất xứ từ một vị trí không gian cố định, vị trí không gian này được thể hiện trên bản đồ (trước hết là bản đồ địa chính và để thuyết minh cho bản đồ địa chính phải có sổ địa chính kèm theo). Vì vậy, một tài liệu địa chính hoàn chỉnh bao giờ cũng bao gồm ba phần: số liệu, bản đồ và thuyết minh kèm theo.
– Cùng với bản đồ địa chính là thành phần cơ bản trong hồ sơ địa chính phục vụ thống nhất quản lí nhà nước về đất đai thì các loại bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất có vai trò quan trọng trong việc nắm chắc tình hình đất đai thông qua những cuộc tổng kiểm kê đất đai của Nhà nước.
– Như vậy, bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản quy hoạch sử dụng đất hợp thành hệ thống các bản đồ chuyên đồ ngành giúp cho Nhà nước nắm được tình hình hiện trạng sử dụng đất trong từng thời kì nhất định, vừa phục vụ cho các cuộc tổng kiểm kê đất đai năm năm một lần để điều chỉnh những biến động về đất đai theo hướng có lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhà nước giao cho Bộ tài nguyên và môi trường cũng như UBND các cấp tổ chức, chỉ đạo và thực hiện việc lập các loại.
– Trách nhiệm trong việc đưa ra các quy định về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai. Quy hoạch đất đai là sự tính toán, phân bổ đất đai cụ thể về số lượng, chất lượng, vị trí, không gian cho các mục tiêu kinh tế-xã hội, bảo đảm cơ sở khoa học và thực tế của các mục tiêu kinh tế-xã hội để việc sử dụng đất phù hợp với các điều kiện về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng và từng ngành sản xuất.
– Theo đó, quy hoạch đất đai luôn đi đôi với kế hoạch hoá đất đai và đối với Nhà nước, Nhà nước luôn bảo đảm cho việc sử dụng đất đai một cách hợp lý và tiết kiệm nhưng lại đạt được hiệu quả sử dụng cao nhất phù hợp với mục đích, những quy định của pháp luật về sử dụng đất đai trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thời gian để sử dụng đất theo quy hoạch, theo những dự án phát triển, những công trình quốc gia. Tất cả các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và các tổ chức, hộ gia đình ,cá nhân sử dụng đất của nhà nước đều có trách nhiệm bảo vệ, quy hoạch và kế hoạch hoá đất đai.
– Trách nhiệm trong việc đưa ra các quy định về giao đất, cho thuê đất: Giao đất với ý nghĩa là một nội dung của quản lí nhà nước đối với đất đai, là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chuyển giao trên thực tế đất và QSDĐ cho các tổ chức và hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư sử dụng đất.
– Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có trách nhiệm trong việc bảo đảm đối với người sử dụng đất, theo đó, nhà nước sẽ bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất, và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số, và nhà nước cũng có trách nhiệm trong việc xây dựng, cung cấp thông tin đất đai.
Những quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao đất là rất chặt chẽ và cụ thể, bao gồm những quy định chung áp dụng và những quy định về thẩm quyền cụ thể cho từng cơ quan. Những quy định chung là các quy định mà mỗi cơ quan nhà nước khi giao đất phải triệt để tuân theo các căn cứ, các trình tự, thủ tục… về giao đất. Những quy định về thẩm quyền cụ thể nhằm giới hạn phạm vi, các quyền hạn về giao đất, với mục đích làm cho các thẩm quyền này thống nhất và hợp lí vừa không phân tán, thả nổi cho cấp dưới, vừa không tập trung quan liêu ở bên trên, làm cho các cơ quan thấy được trách nhiệm của mình trong lĩnh vực giao đất.