Doanh nghiệp xã hội là gì? Các tiêu chí của doanh nghiệp xã hội? Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội?
Tại Việt Nam, doanh nghiệp xã hội đã manh nha xuất hiện trong thời kỳ nền kinh tế bao cấp với biểu hiện đầu tiên là mô hình hợp tác xã, hoạt động với phương thức gần giống doanh nghiệp xã hội. Doanh nghiệp xã hội chính thức xuất hiện vào năm 1960 nhưng chỉ mang tính lẻ tẻ và không nhiều. Sự ra đời của doanh nghiệp xã hội là một giải pháp phù hợp cho bài toán khó về giải quyết những vấn đề xã hội, môi trường, hướng tới sự phát triển ổn định và bền vững. Quy định về doanh nghiệp xã hội trước đây đã được ghi nhân trong
Dịch vụ Luật sư
Cơ sở pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Doanh nghiệp xã hội là gì?
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD đưa ra định nghĩa: “Doanh nghiệp xã hội là những tổ chức hoạt động dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau vận dụng tinh thần, doanh nhân nhằm theo đuổi cùng lúc cả hai mục tiêu xã hội và kinh tế. Doanh nghiệp xã hội thường cung cấp dịch vụ xã hội và việc làm cho các nhóm yếu thế ở cả thành thị và nông thông. Ngoài ra, doanh nghiệp xã hội còn cung cấp các dịch vụ cộng đồng trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, môi trường”.
Quan điểm về khái niệm doanh nghiệp xã hội của các quốc gia, các tổ chức là khác nhau tùy thuộc vào kỹ thuật lập pháp, trình độ phát triển của mỗi nước và khu vực cũng như đặc thù và ưu tiên của từng tổ chức. Ở Việt Nam, doanh nghiệp xã hội lần đầu tiên được ghi nhận trong
Như vậy, từ các tiêu chí đó, có thể đưa ra định nghĩa về doanh nghiệp xã hội như sau: “Doanh nghiệp xã hội là một trong các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp hoạt động không vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận mà được thành lập với mục tiêu là để giải quyết một/các vấn đề xã hội nhất định mà doanh nghiệp này theo đuổi, bên cạnh mục tiêu kinh tế. Phần lớn lợi nhuận thu được của doanh nghiệp dùng để thực hiện mục tiêu xã hội, ngoài ra doanh nghiệp xã hội có thể cung cấp các dịch vụ phục vụ cộng đồng như giáo dục, văn hoá, đào tạo nghề,…”
2. Các tiêu chí của doanh nghiệp xã hội?
Các tiêu chí của doanh nghiệp xã hội được quy định tại Khoản 1, Điều 10 Luật Doanh nghiệp, theo đó:
“1. Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;
b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;
c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.”
Các tiêu chí được nêu ra ở trên cũng chính là các đặc trưng pháp lý của doanh nghiệp xã hội, hiểu cụ thể như sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp xã hội phải là doanh nghiệp.
Điều này có nghĩa là doanh nghiệp xã hội phải được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp xã hội cũng là doanh nghiệp thông thường, được tổ chức và hoạt động theo một trong các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp, có thể là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân. Các tổ chức phi chính phủ, các quỹ từ thiện…cũng có mục tiêu giống doanh nghiệp xã hội nhưng không có hoạt động sản xuất kinh doanh, không được đăng ký thành lập như một doanh nghiệp nên không được coi là doanh nghiệp xã hội.
Thứ hai, doanh nghiệp xã hội phải có mục tiêu hoạt động là giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng.
Thứ ba, phần lớn lợi nhuận thu được dùng để tái đầu tư thực hiện mục tiêu xã hội.
Nếu như doanh nghiệp thông thường lợi nhuận hàng năm sẽ được chia cho các cổ đông, thành viên công ty thì doanh nghiệp xã hội phải sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký. Nhà làm luật quy định con số 51% với hai mục đích: (i) Tạo điều kiện cho doanh nghiệp xã hội có nguồn vốn thực hiện mục tiêu xã hội của mình; (ii) Tạo điều kiện cho doanh nghiệp xã hội trong việc huy động vốn bằng việc bảo đảm có phần cổ tức nhất định cho các nhà đầu tư, qua đó góp phần phát triển bền vững cho doanh nghiệp xã hội.
3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội?
3.1. Quyền của doanh nghiệp xã hội.
Quyền của một doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xã hội nói riêng là bộ phận cơ bản cấu thành địa vị pháp lý của doanh nghiệp, các quy định về quyền ghi nhận các khả năng hành xử trên thị trường của doanh nghiệp được pháp luật tôn trọng và bảo vệ.
Khoản 2, Điều 10, Luật Doanh nghiệp trao cho doanh nghiệp xã hội các quyền cơ bản sau:
– Chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật. Quyền này khá dễ hiểu và được bảo đảm chủ yếu thông qua hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, để doanh nghiệp xã hội nhanh chóng hoạt động và duy trì hoạt động, đây cũng là cách thức để nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp xã hội được thành lập nhiều.
– Được huy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác của Việt Nam, nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì hoạt động không vì lợi nhuận, do đó việc thiếu hụt các kinh phí quản lý chi phí hoạt động có thể xảy ra, pháp luật cho phép doanh nghiệp xã hội được huy động, nhận tài trợ từ bên ngoài để bù đắp các khoản phí đó. Cụ thể cho quyền này, Điều 4, Nghị định 47/2021/NĐ-CP đã quy định về tiếp nhận viện trợ, tài trợ, theo đó: ” 1. Doanh nghiệp xã hội tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài để thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường theo quy định của pháp luật về tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài. 2. Doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam như sau:…..”
3.2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội.
Doanh nghiệp xã hội không tồn tại đơn lẻ mà luôn có mối quan hệ với các chủ thể khác trong thị trường và xã hội. Điều này đặt ra yêu cầu giải quyết hài hoà, hợp lý về lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường để không ai có thể vì lợi ích của mình xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Quyền và nghĩa vụ là hai nội dung song song không thể tách rời.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 10, Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp xã hội có các nghĩa vụ cơ bản sau:
– Duy trì mục tiêu hoạt động và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này trong suốt quá trình hoạt động. Mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường cũng như việc sử dụng, phân phối lợi nhuận là đặc trưng pháp lý để xác định tính “xã hội” của doanh nghiệp xã hội, phân biệt doanh nghiệp xã hội với các doanh nghiệp thông thường nên doanh nghiệp xã hội phải duy trì mục tiêu đó trong suốt quá trình hoạt động, một khi từ bỏ hai nội dung trên thì mô hình đó không còn là doanh nghiệp xã hội. Khi chấm dứt thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường hoặc không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp xã hội phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền.
– Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký. Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Với quy định này, các nhà làm luật buộc doanh nghiệp xã hội phải sử dụng các khoản tài trợ, viện trợ đúng mục đích, đảm bảo thực hiện mục tiêu xã hội, đồng thời gián tiếp bảo vệ quyền lợi cho những tổ chức, cá nhân đã tài trợ, viện trợ cho doanh nghiệp xã hội.
Bởi vì xuất phát từ cơ sở mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích của công đồng mà các doanh nghiệp xã hội mới có thể huy động được các nguồn tài trợ, còn các nhà tài trợ khi tài trợ vào doanh nghiệp xã hội thì mong muốn khoản tài trợ ấy được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Xét về bản chất, khoản tài trợ cho doanh nghiệp xã hội huy động được không phải là tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp xã hội nên việc quyết định sử dụng khoản tài trợ ấy như thế nào bị giới hạn.