Các thủ tục cần thiết khi hộ kinh doanh cá thể nhập khẩu hàng hóa. Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
Các thủ tục cần thiết khi hộ kinh doanh cá thể nhập khẩu hàng hóa. Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là hộ kinh doanh cá thể, có đăng ký mã số thuế làm thủ tục nhập khẩu hàng về bán như thế nào ? Các thủ tục cần thiết khi nhập khẩu là gì?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Nghị định số 187/2013/NĐ-CP;
2. Giải quyết vấn đề:
Về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu:
Theo Điều 3 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ được hướng dẫn bởi Điều 2 Thông tư 04/2014/TT-BTC quy định như sau:
“Điều 2. Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
1. Thương nhân không có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân) bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo
Luật Doanh nghiệp , Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư;b) Hộ kinh doanh cá thể được thành lập, đăng ký kinh doanh theo Nghị định 43/2010/ NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, được xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, đại lý mua, bán hàng hóa theo quy định của pháp luật và trong phạm vi Nghị định số 187/2013 hông phụ thuộc vào ngành hàng, ngành nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Thương nhân có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, gia công hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Nghị định số 23/2007/NĐ- CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết
Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các văn bản hướng dẫn thi hành các Nghị định này, lộ trình thực hiện do Bộ Công Thương công bố và các văn bản pháp luật khác có liên quan.”
Theo Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005 quy định:
“Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.”
Theo Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT thì tổ chức, cá nhân có thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tại cơ quan Hải quan nếu đã có Mã số thuế, đồng thời trạng thái hoạt động của Mã số thuế là bình thường.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 23/01/2015 của Chính phủ thì người khai hải quan gồm:
“1. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp chủ hàng hóa là thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục hải quan thông qua đại lý làm thủ tục hải quan
…
5. Đại lý làm thủ tục hải quan.
6. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trừ trường hợp chủ hàng có yêu cầu khác.”
Theo đó,Trường hợp bạn nhập khẩu về để bán thì hộ kinh doanh cá thể được trực tiếp làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa không thuộc Danh mục cấm nếu đã có mã số thuế và trạng thái hoạt động là bình thường.
Về việc khai hải quan và hồ sơ nhập khẩu:
* Về khai hải quan:
– Khoản 2 Điều 29 Luật Hải quan năm 2014 được hướng dẫn bởi Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định:
“2. Khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử, trừ trường hợp người khai hải quan được khai trên tờ khai hải quan giấy theo quy định của Chính phủ.”
– Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định:
“Điều 25. Khai hải quan
1. Khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử. Người khai hải quan đăng ký thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính
2. Các trường hợp sau đây được khai trên tờ khai hải quan giấy:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vượt định mức miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh;
c) Hàng cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo;
d) Hàng quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển của cá nhân;
đ) Hàng hóa là phương tiện chứa hàng hóa quay vòng theo phương thức tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 49 Nghị định này;
e) Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định trong trường hợp mang theo khách xuất cảnh, nhập cảnh;
g) Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, hệ thống khai hải quan điện tử không thực hiện được các giao dịch điện tử với nhau mà nguyên nhân có thể do một hoặc cả hai hệ thống hoặc do nguyên nhân khác.
Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan không thực hiện được thủ tục hải quan điện tử, cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo trên trang thông tin điện tử hải quan chậm nhất 01 giờ kể từ thời điểm không thực hiện được các giao dịch điện tử;
h) Hàng hóa khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính…”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật thủ tục nhập khẩu hàng hóa: 1900.6568
Nếu hàng hóa nhập của của bạn không thuộc trường hợp được khai trên tờ khai hải quan giấy và bạn chưa tham gia kết nối hệ thống VNACCS/VCIS thì thực hiện thủ tục thông quan đại lý làm thủ tục hải quan.
Về hồ sơ nhập khẩu:
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính “Quy định thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”. Trong đó, hồ sơ hải quan đối với hàng nhập khẩu được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.