Trong giai đoạn truy tố trong tố tụng hình sự viện kiểm sát có thể ra các quyết định: trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án, quyết định truy tố bị can.
Trong giai đoạn truy tố trong tố tụng hình sự viện kiểm sát có thể ra các quyết định: trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án, quyết định truy tố bị can.
– Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung: là việc điều tra của cơ quan điều tra đã xong nhưng sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, viên kiểm sát lại phát hiện những thiếu sót cần được bổ sung thì ra quyết định trả hồ sơ, yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điều tra bổ sung.
Điều 168 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định trả hồ sơ để điều tra bổ sung như sau:
Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung khi nghiên cứu hồ sơ vụ án phát hiện thấy
1. Còn thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được;
2. Có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc có người đồng phạm khác;
3. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Những vấn đề cần được điều tra bổ sung phải được nêu rõ trong quyết định yêu cầu điều tra bổ sung.
– Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án:
Điều 169 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy đinh đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án như sau:
1. Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và Điều 107 của Bộ luật này hoặc tại Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 của Bộ luật hình sự.
2. Viện kiểm sát quyết định tạm đình chỉ vụ án trong những trường hợp sau đây:
a) Khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác mà có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y;
b) Khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu; trong trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can.
3. Trong trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can, thì có thể đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can.
4. Trong trường hợp quyết định đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát cấp dưới không có căn cứ và trái pháp luật, thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền huỷ bỏ quyết định đó và yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới ra quyết định truy tố.
– Quyết định truy tố bị can : Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can về hành vi phạm tôi mà có căn cứ cho rằng bị can đó đã thực hiện ra trước
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Điều 167 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về bản cáo trạng như sau:
1. Nội dung bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm; thủ đoạn, mục đích, động cơ phạm tội, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác; những chứng cứ xác định tội trạng của bị can, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; nhân thân của bị can và mọi tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.
Phần kết luận của bản cáo trạng ghi rõ tội danh và điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng.
2. Bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập cáo trạng; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra bản cáo trạng