Đối tượng điều chỉnh của ngành luật đất đai? Quyền của Nhà nước đối với đất đai theo Luật đất đai?
Theo quy định của pháp luật về các quyền sở hữu, chủ sở hữu về đất đai thì được kết hợp với Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng do Nhà nước đứng là chủ sở hữu, đại diện trên cươn g vị pháp luật nhưng không được phép trực tiếp sử dụng mà chỉ ban hành, thực thi các nội dung liên quan tương ứng với trách nhiệm của mình để công dân sử dụng đất là người được cấp quyền sử dụng hoặc là người đang thuê đất có nghĩa vụ thực hiện.
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Đối tượng điều chỉnh của ngành luật đất đai ?
Theo quy định ban hành
Căn cứ vào chủ thể tham gia vào quan hệ đất đai và loại đất được quản lí sử dụng, đối tượng điều chỉnh của ngành luật đất đai xác định được chia thành các nhóm như sau:
– Nhóm I: Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình quản lí Nhà nước đối với đất đai.
Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đồng thời là người thống nhất quản lí đất đai theo quy hoạch và pháp luật, chính vì vậy, Nhà nước xây dựng bộ máy các cơ quan có thẩm quyền hành chính và chuyên ngành đất đai nhằm thực thi các nội dung cụ thể của quản lí Nhà nước về đất đai. Vì vậy, trong
– Nhóm II: Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sử dụng đất của tổ chức trong quá trình sử dụng đất của tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Các tổ chức trong nước là một trong các chủ thể sử dụng đất được Nhà nước cho phép sử dụng đất dưới các hình thức pháp lí chủ yếu là giao đất và cho thuê đất. Các tổ chức này được Nhà nước bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp, tuy nhiên trong quá trình khai thác, sử dụng phải trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch sử dụng sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ vào dự án đầu tư và trình tự, thủ tục về giao đất, cho thuê đất.
– Nhóm III: Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sử dụng đất của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam.
Hình thức pháp lí tổ chức, cá nhân nước ngoài được sử dụng đất tại Việt Nam chủ yếu là thuê đất. Tuy nhiên, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài từ khi ban hành
Như vậy, việc giao đất, cho thuê đất nhằm các mục đích khác nhau cho nên bắt buộc Nhà nước cần quy định một cách chặt chẽ trình tự, thủ tục cho thuê đất tại Việt Nam, đồng thời bảo hộ các quyền lợi cần thiết cho họ, đặc biệt khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
– Nhóm IV: Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân khi thực hiện các giao dịch dân sự về đất đai.
Hiện nay tỉ lệ các hộ nông dân được cấp quyền sử dụng đất đai và thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến lĩnh vực này được thông kê rất cao và được khẳng định đây là nhóm chủ thể đông đảo nhất tham gia vào quan hệ sử dụng đất. Việc xác lập các quyền cụ thể của hộ gia đình, cá nhân được quy định từ trong
– Nhóm V: Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng các nhóm đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.
Quá trình khai thác, sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. gồm nhiều các chủ thể khác nhau thực hiện. Mỗi một loại đất khác nhau trong quá trình sử dụng đều có đặc điểm riêng. Vì vậy, khi cho phép tổ chức hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất. Nhà nước phân loại, quy định cụ thể từng chế độ pháp lí để thực hiện các biện pháp quản lí, công nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể của các chủ sử dụng nhằm đảm bảo một cách thống nhất hài hòa lợi ích Nhà nước và từng chủ sử dụng cụ thể.
2. Quyền của Nhà nước đối với đất đai theo Luật đất đai?
Theo quy định thì đất đia tại Việt Nam là đất do toàn dân sở hữu nhưng Nhà nước đứng làm đại diện theo pháp luatajj, chính vì vậy, Nhà nước có các quyền hạn đối với đất đai như sau:
– Thứ nhất, Nhà nước có quyền quyết định mục đích sử dụng đất thông qua quyền quy hoạch sử dụng đất, quyền xây dựng và ban hành kế hoạch sử dụng đất và thực hiện việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
– Thứ hai, Nhà nước có quyền quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất gồm đặt hạn mức giao đất nông nghiệp, hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.
– Thứ ba, Nhà nước có quyền quy định thời hạn sử dụng đất qua hai hình thức là hình thức sử dụng đất ổn định lâu dài và hình thức sử dụng đất có thời hạn.
– Thứ tư, Nhà nước có quyền ra quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất ở một số trường hợp khi có quyền thu hồi đất vì mục đích quốc phòng – an ninh quốc gia; mục đích phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia và xã hội; Có quyền thu hồi đất do cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức vi phạm pháp luật về đất đai; Có quyền thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, kể cả trường hợp tự nguyện trả lại đất, hoặc có nguy cơ đe dọa tính mạng con người và Nhà nước quyết định trưng dụng đất trong trường hợp thật (đặc biệt) cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trưng dụng đất trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.
– Thứ năm, Nhà nước thực hiện trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo các hình thức như quyết định giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, quyết định cho thuê đất thu tiền thuê đất theo từng năm, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và công nhận quyền sử dụng đất.
– Thứ sáu là Nhà nước có quyền quyết định giá đất bằng việc đưa ra các quy định về nguyên tắc và phương pháp định giá đất và ban hành các khung giá đất, các bảng giá đất và quyết định giá đất cụ thể. Thông thường nội dung này sẽ được quy định rõ ràng ở các văn bản dưới luật, được áp dụng ở trên quy mô toàn quốc và/hoặc tại các địa phương cụ thể dựa trên các yếu tố địa lý vùng, khu vực.
– Thứ bảy, Nhà nước có quyền quyết định các chính sách tài chính về đất đai như thực hiện các chính sách thu, chi tài chính đối với đất đai và Nhà nước điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất đai mà không phải do đầu tư của người sử dụng đất mang lại thông qua các chính sách thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, đầu tư cơ sở hạ tầng và chính sách hỗ trợ cho người có đất thu hồi.
– Thứ tám, Nhà nước thực hiện quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất với mục đích nhằm đảm bảo sự phù hợp với các hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất và vấn đề về nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.
Ngoài ra, Nhà nước xây dựng các cơ quan quản lý hệ thống đất đai bởi lẽ là đại diện chủ sở hữu đất đai nên có quyền thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai như:
Quốc hội có thẩm quyền ban hành luật, nghị quyết về đất đai; thực hiện quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; có quyền thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi toàn quốc.
Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương thực hiện quyền thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương của mình trước khi trình cơ quan có thẩm quyền cấp trên phê duyệt; thông qua bảng giá đất, việc thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng của địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật này; thực hiện việc giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai tại địa phương..
Như vậy, trong thự thi các quyền đại diện đất đai theo quy định tại Luật đất đai năm 2013 thì Nhà nước chính là đại diện chủ sở hữu đất đai trên cơ sở pháp luật, xây dựng các ban, cơ quan quản lý hệ thống đất đai toàn dân và được Quốc hội, Chính phủ ban hành các Bộ luật, văn bản pháp luật có giá trị pháp lý liên quan để Nhà nước thực thi các vai trò và quyền hạn của mình.