Trưng dụng đất được pháp luật quy định như thế nào? Các quy định về trưng dụng đất theo quy định của pháp luật Đất đai năm 2013.
Trên thực tế, chúng ta rất hay nhẫm lẫn giữa hoạt động trưng dụng đất và hoạt động thu hồi đất của nhà nước. Đây là hai hoạt động có khá nhiều điểm giống nhau vì vậy là nguyên nhân dẫn đến điều này. Theo quy định tại điều 72 – Luật đất đai 2013, quy định cụ thể về trưng dụng đất. Căn cứ vào đây có thể phân biệt với thu hồi đất.
Trưng dụng đất được hiểu là việc đất do nhà nước trực tiếp sử dụng, phạm vi thu hồi hẹp và có tính tạm thời phục vụ cho mục đích nào đó.
1. Mục đích trưng dụng đất: để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai trong trường hợp thật sự cần thiết.
2. Thẩm quyền ra quyết định trưng dụng đất: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
3. Phương thức thực hiện trưng dụng đất: quyết định hành chính của cơ quan hành chính có thẩm quyền.
4. Thời hạn có hiệu lực: có hiệu lực từ thời điểm ban hành
5. Thời hạn trưng dụng đất: không quá 30 ngày, kể từ ngày quyết định có hiệu lực. Có thể gia hạn thêm nhưng không quá 30 ngày.
Trường hợp trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì thời hạn trưng dụng được tính từ ngày ra quyết định đến không quá 30 ngày kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
6. Người có đất trưng dụng: phải chấp hành mọi quyết định trưng dụng, nếu không chấp hành theo quyết định thì có thể bị áp dụng biện pháp cưỡng chế buộc phải thực hiện quyết định trưng dụng.
>>> Luật sư
7. Bồi thường đất trưng dụng:
– Người có đất trưng dụng được bồi thường thiệt hại trong trường hợp đất trưng dụng bị hủy hoại; trường hợp người có đất trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra;
– Trường hợp đất trưng dụng bị hủy hoại thì việc bồi thường được thực hiện bằng tiền theo giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm thanh toán;
– Trường hợp người có đất trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra thì mức bồi thường được xác định căn cứ vào mức thiệt hại thu nhập thực tế tính từ ngày giao đất trưng dụng đến ngày hoàn trả đất trưng dụng được ghi trong quyết định hoàn trả đất trưng dụng.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nơi có đất trưng dụng thành lập Hội đồng để xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra trên cơ sở văn bản kê khai của người sử dụng đất và hồ sơ địa chính. Căn cứ vào mức bồi thường thiệt hại do Hội đồng xác định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định mức bồi thường.
– Tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra được ngân sách nhà nước chi trả một lần, trực tiếp cho người có đất trưng dụng trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hoàn trả đất.
Trên đây là những đặc điểm của hoạt động trưng dụng đất. Với quy định này của phát luật các chủ thể có thể hiểu được hoạt động này và có thái độ đúng đắn khi tham gia vào quan hệ pháp luật này.