Ứng phó thiên tai là gì? Nội dung ứng phó thiên tai? Biện pháp ứng phó với thiên tai?
Thiên tai là một trong những hiện tượng tự nhiên gây ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến đời sống của con người. Để giảm thiểu khả năng gây ảnh hưởng của thiên tai, thì cần tiến hành thực hiện các hoạt động ứng phó với thiên tai. Pháp luật về phòng chống thiên tai đã quy định cụ thể về các nội dung cũng như phương pháp về ứng phó thiên tai. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin về nội dung, phương pháp ứng phó thiên tai.
Luật sư
1. Ứng phó thiên tai là gì?
Tại Khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống thiên tai năm 2013, sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định về khái niệm thiên tai như sau: “Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế – xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất,
Như vậy, thiên tai chính là các hiểm họa tự nhiên mà gây ảnh hưởng đến đời sống của con người, gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội. Những thiên tai này chính các hiểm họa xuất phát từ tự nhiên như bão, lũ lụt, động đất, núi lửa phun, sóng thần…- những hiểm họa này con người thường xuyên gặp phải.
Ứng phó với thiên tai là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và
giảm nhẹ thiên tai. Thích ứng với thiên tai là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do thiên tai hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại. Giảm nhẹ thiên tai là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ mà thiên tai xảy ra.
2. Nội dung ứng phó thiên tai
Hoạt động ứng phó thiên tai hiện nay được quy định tại Mục 2 Chương 2 của Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013, sửa đổi bổ sung năm 2020. Theo quy định tại luật thì nội dung ứng phó thiên tai bao gồm dự báo, cảnh báo và truyền tin về thiên tai; chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai; tìm kiếm, cứu nạn ứng phó thiên tai.
Dự báo, cảnh báo và truyền tin về thiên tai chính là dự báo trước về việc thiên tai có thể xảy ra dựa trên việc phân tích các thông số về điều kiện tự nhiên, dự báo về thời gian xảy ra, quy mô, mức độ,… của thiên tai; cảnh báo chính là việc thống báo về sự nguy hiểm của thiên tai, để người dân biết, phòng và tránh những thiệt hại có thể xảy ra đó và truyền tin chính là việc để các người dân biết về thiên tai và những vấn đề liên quan đến thiên tai có thể xảy ra. Hoạt động dự báo, cảnh báo, truyền tin được thực hiện ngay từ khi có khả năng xảy ra thiên tai, và suốt quá trình thiên tai xảy ra. Mục đích của việc phòng tránh chính là để người dân biết, chú ý theo dõi, có những chuẩn bị cũng như phản ứng kịp thời khi thiên tai xảy ra, từ đó làm giảm tối đa những thiệt hại cả về người và tài sản.
Theo quy định tại Điều 24 Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013, sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định: “1. Thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai phải kịp thời, đủ độ tin cậy, phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng được chuyển tải bằng Tiếng Việt, đặc biệt quan tâm đến đối tượng dễ bị tổn thương và trong trường hợp cần thiết được chuyển tải bằng tiếng dân tộc thiểu số.” Theo quy định này thì các thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai phải đủ những yêu cầu ở trên để toàn bộ người dân biết, hiểu được để phòng tránh. Bản tin dự báo về bất cứ thiên tai nào cũng phải đảm bảo được những nội dung cơ bản như loại thiên tai, vị trí, cường độ, cấp độ rủi ro, mức độ gây ảnh hưởng,… của thiên tai.
Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm quan trọng trong việc dự báo, cảnh báo, truyền tin về thiên tai. Cần phải có sự phối hợp giữa các cơ quan từ trung ương xuống địa phương, thường xuyên, liên tục cập nhất các thông tin về thiên tai, trong đó, các cơ quan giữ vai trò “đầu tàu” trong hoạt động này đó chính là Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam.
Về chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai, thì đây chính là hoạt động của cơ quan nhà nước phải có khi có thiên tai xảy ra. Khi thiên tai xảy ra, thì người dân chính là người đầu tiên bị ảnh hưởng, nên họ vô cùng lo lắng, bất an thậm chí là bất lực không biết làm gì, khi đó, những chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai như “kim chỉ nam” trong hoạt động ứng phó với thiên tai, để người dân cũng như các tổ chức hữu quan liên quan thực hiện theo. Do đó, yêu cầu về chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai bên cạnh việc phải kịp thời thì còn phải chính xác, phù hợp với tình hình thực tiễn khi thiên tai xảy ra.
Cơ quan có trách nhiệm chính trong việc chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai này là Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai các bộ, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh. Các cơ quan này thực hiện việc chỉ đạo, chỉ huy phòng chống thiên tai thông qua việc ban hành các văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai. Những nội dung chỉ đạo này được thể hiện dưới hình thức văn bản, phát thanh, truyền hình, tin nhắn, fax,… để gửi đến người dân.
Về hoạt động tìm kiếm, cứu hạn trong ứng phó thiên tai được quy định tại Điều 29 Luật phòng, chống thiên tai năm 2013, sửa đổi bổ sung năm 2020. Hoạt động này cho Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương các cấp thực hiện cùng các cơ quan nhà nước khác thực hiện. Kịp thời thực hiện tìm kiếm và cứu những người gặp nguy hiểm tại khu vực xảy ra thiên tai, nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại về người khi thiên tai xảy ra.
3. Biện pháp ứng phó với thiên tai
Tại Điều 26 Luật phòng, chống thiên tai năm 2013, sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định về các biện pháp ứng phó với từng loại thiên tai khác nhau. Trong các hoạt động này, thì Điều 26. Các biện pháp cơ bản ứng phó thiên tai Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp chính là những chủ thể chủ chốt trong việc áp dụng các biện pháp ứng phó với thiên tai khi có thiên tai xảy ra. Việc lựa chọn biện pháp ứng phó thiên tai cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra.
Đối với các thiên tai là bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, nước dâng, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy thì các biện pháp ứng phó có thể được áp dụng bao gồm: Sơ tán người dân, yêu cầu đảm bảo an toàn cho con người lên hàng đầu; đảm bảo an toàn cho tàu thuyền bằng cách di chuyển đến nơi an toàn, tương tự thì di chuyển phương tiện nuôi trồng thủy sản nơi gặp nguy hiểm; bảo đảm an toàn đối với các công trình, đặc biệt là đối với công trình nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng; thực hiện bảo vệ sản xuất; bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc khi thiên tai xảy ra; kịp thời tìm kiếm cứu nạn, và các hoạt động cứu chữa; huy động nhân lực, vật tư,… để ứng phó với thiên tai,…. ngoài ra còn rất nhiều các biện pháp được áp dụng.
Đối với thiên tai là hạn hán và xâm nhập mặn được thì cần thiết thực hiện điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với thực tế; đảm bảo cung cấp nước bằng các hồ chứa nước, công trình cấp nước; ưu tiên cung cấp điện và vật tư, nhiên liệu cần thiết cho các trạm bơm; điều chỉnh việc lấy nước và ngăn mặn phù hợp với thực tế.
Đối với sương muối, rét hại thì các cơ quan cần tiến hành triển khai biện pháp chống rét cho người, đặc biệt cho trẻ em, người già neo đơn, người khuyết tật, người cao tuổi, đồng thời cần thực hiện các hoạt động để chống rét và bảo đảm nguồn thức ăn cho gia súc; và bảo vệ cây trồng phù hợp.
Đối với thiên tai là động đất, sóng thần thì cần chủ động trú, tránh, bảo đảm an toàn khi xảy ra động đất; sơ tán người dân ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng của sóng thần; kịp thời tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương; đảm bảo nơi ở, hỗ trợ người gặp nạn những nhu yếu phẩm cần thiết như lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống,…
Và đối với các thiên tai khác như nắng nóng, lốc, sét, mưa đá, gió mạnh trên biển, sương mù, cháy rừng do tự nhiên ….. thì các cơ quan hữu quan sẽ căn cứ vào dự báo, cảnh báo, tính chất và diễn biến thực tế để quyết định thực hiện biện pháp ứng phó phù hợp với tình huống cụ thể.