Các quy định về cơ quan và người tiến hành tố tụng hình sự được quy định cụ thể và chi tiết trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
1. Khái niệm:
Cơ quan tiến hành tố tụng là cơ quan nhà nước , thực hiện quyền lực nhà nước trong việc giải quyết các vụ án hình sự và thi hành án hình sự. Quyết định của cơ quan này có giá trị bắt buộc các chủ thể khác phải thực hiện.
Người tiến hành tố tụng là những người thực hiện quyền hạn nghĩa vụ trong việc giải quyết vụ án hình sự, thi hành án hình sự hoặc kiểm soát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự. Những người tiến hành tố tụng được chủ động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình độc lập với các chủ thể khác và chỉ tuân theo pháp luật.
2. Thành phần:
Cơ quan tiến hành tố tụng được quy định tại khoản 1 điều 33 Bộ luật tố tung hình sự như sau:
+) Cơ quan điều tra;
+) Viện kiểm sát;
+) Toà án.
Người tiến hành tố tụng được quy định tại khoản 2 điều 33 Bộ luật tố tụng hình sự như sau:
+) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên;
+) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên;
+) Chánh án, Phó Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký
3. Nhiệm vụ , quyền hạn và trách nhiệm của người tiến hành tố tụng hình sự:
Nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra được quy định chi tiết và cụ thể tại điều 34 của Bộ luật tố tụng hình sự:
1. Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra;
b) Quyết định phân công Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên trong việc điều tra vụ án hình sự;
c) Kiểm tra các hoạt động điều tra của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên;
d) Quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên;
đ) Quyết định thay đổi Điều tra viên;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra.
Khi Thủ trưởng Cơ quan điều tra vắng mặt, một Phó Thủ trưởng được Thủ trưởng uỷ nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng. Phó Thủ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng về nhiệm vụ được giao.
2. Khi thực hiện việc điều tra vụ án hình sự, Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; quyết định không khởi tố vụ án; quyết định nhập hoặc tách vụ án;
b) Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn;
c) Quyết định truy nã bị can, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, xử lý vật chứng;
d) Quyết định trưng cầu giám định, quyết định khai quật tử thi;
đ) Kết luận điều tra vụ án;
e) Quyết định tạm đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định phục hồi điều tra;
g) Trực tiếp tiến hành các biện pháp điều tra; cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa; ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra.
Nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của điều tra viên được quy định tại điều 35 của Bộ luật tố tụng hình sự như .
Nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát được quy định tại điều 36 của Bộ luật tố tụng hình sự.
Nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên được quy định tại điều 37 của Bô luật tố tụng hình sự.
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chánh án, Phó Chánh án
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán được quy định tại điều 39 của Bộ luật tố tụng hình sự:
1. Thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên toà;
b) Tham gia xét xử các vụ án hình sự ;
c) Tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử;
d) Tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
2. Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa, ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 1 Điều này còn có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật này;
b) Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án;
d) Quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên toà;
đ) Tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Toà án theo sự phân công của Chánh án Toà án.
3. Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm
4. Thẩm phán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội thẩm được quy định tại điều 40 của Bộ luật tố tụng hình sự:
1. Hội thẩm được phân công xét xử vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên toà;
b) Tham gia xét xử các vụ án hình sự theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm;
c) Tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.
2. Hội thẩm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký Tòa án được quy định tại điều 41 của Bộ luật tố tụng hình sự:
1. Thư ký Tòa án được phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Phổ biến nội quy phiên toà;
b) Báo cáo với Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên toà;
c) Ghi biên bản phiên toà;
d) Tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
2. Thư ký Tòa án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về những hành vi của mình.