Kiểm định chất lượng giáo dục là gì? Các loại tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục? Thủ tục thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước? Thủ tục cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục?
Đối với một cơ sở giáo dục thì việc đáp ứng mục tiêu về chất lượng giáo dục, hay các việc các cơ sở giáo dục và chưng strinhf giáo dục phù hợp ới các tiêu chí được Luật giáo dục, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học quy định. không những thế mà kiểm định chất lượng giáo dục để xem cơ sở giáo dục đó có đáp ứng được việc đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và cả nước. Vậy các quy định về các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có nội dung như thế nào? hãy tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây:
Cơ sở pháp lý:
;- Luật Giáo dục 2019;
– Thông tư 61/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định điều kiện thành lập và giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BGDĐT năm 2018 hợp nhất Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Mục lục bài viết
1. Kiểm định chất lượng giáo dục là gì?
Những công nhận, hoạt động đánh giá đối với cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành thì đucợ gọi chung là kiểm định chất lượng giáo dục.
Trên cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 61/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định điều kiện thành lập và giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thì Kiểm định chất lượng giáo dục được quy định là:
“Kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động đánh giá và công nhận mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Kiểm định chất lượng giáo dục gồm có kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục (gọi tắt là kiểm định trường) và kiểm định chất lượng chương trình giáo dục (gọi tắt là kiểm định chương trình). Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục được áp dụng đối với tất cả các cơ sở giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo. Kiểm định chất lượng chương trình giáo dục được áp dụng đối với các chương trình giáo dục các trình độ đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ”.
Do đó, một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục, có chức năng đánh giá và công nhận các cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục thì được gọi chung là tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo như quy định của pháp luật hiện hành.
2. Các loại tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
Trên cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều 112 Luật Giáo dục 2019 quy định tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đucợ chia thành ba loại, đó là: Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước thành lập; Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài thành lập; và cuối cùng là tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài. Đối với mỗi tổ chức thì sẽ được pháp luật quy định có nội dung riêng biệt như sau:
Thứ nhất, đối với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước thành lập thì được quy định hoạt động dựa trên các quy định của Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
Thứ hai, đối với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài thành lập thì sẽ được quy định hoạt động theo quy định của Nhà nước đối với các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục – đào tạo.
Thứ ba, đối với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài sẽ được công nhận hoạt động và thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục tại Việt Nam.
3. Thủ tục thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước
Trên cơ sở quy định tại Điều 98 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BGDĐT năm 2018 hợp nhất Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thủ tục thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục công lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tư thục thuộc thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định như sau:
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện tới Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hồ sơ thành lập hoặc cho phép thành lập:
– Tờ trình đề nghị thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;
– Đề án thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định bao gồm các nội dungsau:
+ Tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập hoặc đề nghị cho phép thành lập;
+ Dự kiến tên của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bằng tiếng Việt và tiếng Anh hoặc thứ tiếng khác nếu cần thiết;
+ Dự kiến địa điểm trụ sở; mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;
+ Đối tượng và phạm vi hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục;
+ Dự kiến số lượng, cơ cấu trình độ của các kiểm định viên;
+ Cơ cấu tổ chức nhân sự;
+ Các điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính;
+ Kế hoạch, lộ trình phát triển và giải pháp thực hiện trong từng giai đoạn;
– Lý lịch cá nhân có xác nhận của UBND cấp xã.
Bước 2: Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ sẽ gửi thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để chỉnh sửa, bổ sung đối với trường hợp hồ sơ đucợ xác nhận là chưa đầy đủ.
Bộ tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra tính xác thực của tài liệu trong hồ sơ trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với những bộ hồ sơ được xác định là đầy đủ và hợp lệ.
Bước 3: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quyền ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Thủ tục cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục
Trên thực tế, sau khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục chưa thể đi vào hoạt động trên thực tế ngay được mà phải thực hiện thủ tục xin cấp phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, không phải tổ chức kiểm định chất lượng nào cũng được chấp thuận nếu như không đáp ứng đủ 2 điều kiện về trụ sở hoạt động ổn định; có phòng làm việc đủ cho các kiểm định viên với diện tích tối thiểu là 08 m2/người và có ít nhất 10 kiểm định viên theo như quy định về điều kiện để được hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục quy định tại Điều 99 Văn bản hợp nhất.
Thủ tục cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định được thực hiện theo trình tự như sau:
Bước 1: Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) nộp 01 bộ hồ sơ về Bộ Giáo dục và Đao tạo.
Hồ sơ bao gồm:
– Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục;
– Văn bản chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc hợp đồng thuê nhà làm trụ sở của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong thời hạn ít nhất 02 năm, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền; bản kê diện tích phòng làm việc và trang thiết bị;
– Văn bản xác nhận của ngân hàng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam hoặc kho bạc nhà nước về tài khoản và vốn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;
– Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục (bản sao chứng thực hoặc từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
–
– Danh sách kiểm định viên kèm theo lý lịch, bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu thẻ kiểm định viên còn giá trị sử dụng và văn bằng của kiểm định viên;
– Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động toàn thời gian đã được ký kết giữa tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục với kiểm định viên;
– Địa chỉ trang thông tin điện tử của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
Bước 2: Bộ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Đối với những hồ sơ còn thiếu giấy tờ, sai sót thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ thông báo bằng văn bản cho tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục về những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung.
Bước 3: Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ, thẩm tra tính xác thực của tài liệu trong hồ sơ, trong trường hợp cần thiết Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra thực tế trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 4: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cấp phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nếu đủ điều kiện.