Trong thời gian hoạt động của trường mầm non thì những yếu tố việc đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là khu bếp ăn luôn được quan tâm và đề cao. Những nội dung liên quan đến tiêu chuẩn bếp ăn mầm non cũng đã được luật hóa, có tính bắt buộc thực hiện. Vậy, các quy định về bếp ăn trường mầm non tiêu chuẩn được thể hiện nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Các quy định về bếp ăn trường mầm non tiêu chuẩn:
Bếp ăn của trường mầm non là một khu vực đặc biệt quan trọng bởi việc xây dụng cơ sở này nếu không đảm bảo các yếu tố an toàn thì chỉ cần xảy một chút sai sót cũng đem đến những hậu quả vô cùng nặng nề, gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ. Các nội dung quy định về việc đảm bảo vệ sinh và an toàn trong chế biến không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà còn là trách nhiệm của từng cán bộ, giáo viên đang công tác tại đây. Một bếp ăn được xây dựng và công nhận là đảm bảo tiêu chuẩn thì phải tuân thủ các điều kiện theo nội dung trình bày dưới đây:
– Liên quan đến các điều kiện về an toàn thực phẩm thì đã được quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT. Theo đó, Các rrường học có bếp ăn nội trú, bán trú thì phải có:
+ Những yếu tố quy định để bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất về an toàn vệ sinh thực phẩm phải được thực hiện theo khoản 1, khoản 2, khoản 3, mục VI và yêu cầu vệ sinh đối với hoạt động bảo quản, chế biến thực phẩm theo khoản 5 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 07:2010/BYT) với mục đích là để phòng chống bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Thông tư số 46/2010/TT-BYT ;
+ Khi tiến hành xây dựng bếp ăn, nhà ăn (khu vực ăn uống), căng tin trong trường học thì tiêu chuẩn cần phải đảm bảo hiện được quy định tại Điều 4 Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 05 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố;
+ Không chỉ quy định về điều kiện vật chất mà những cá nhân đang làm việc tại đây cũng phải bảo đảm các yêu cầu về sức khỏe. Những nội dung này được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
Trong trường hợp mà các trường học không có bếp ăn nội trú, bán trú ký hợp đồng với các cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm để cung cấp thức ăn cho học sinh; căng tin của nhà trường phải bảo đảm yêu cầu tại điểm b khoản 1 Điều này;
– Có thể kể đến quy định tại Khoản 3 Điều 6 ghi nhận các nội dung thể hiện tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, TH, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học Ban hành kèm theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT, nhà bếp, kho bếp của trường mầm non phải đáp ứng tiêu chuẩn sau:
+ Nhà bếp khi được xây dựng thì yếu tố đầu tiên cần lưu ý là phải độc lập với các khối phòng chức năng khác; gồm có khu sơ chế, khu chế biến, khu nấu ăn, khu chia thức ăn; được thiết kế và tổ chức theo dây chuyền hoạt động một chiều để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;
+ Những khu vực được sử dụng làm kho bếp: cần phải có sự phân chia riêng biệt kho lương thực và kho thực phẩm; có lối nhập, xuất hàng thuận tiện, độc lập và phân chia khu vực cho từng loại thực phẩm; có thiết bị bảo quản thực phẩm.
– Đồng thời, tại Điều 29 trong
+ Khoảng cách hợp lý để các bé ngồi cạnh là 0,3 – 0,35m2 cho một trẻ. Gồm có khu sơ chế, khu chế biến, khu nấu ăn, khu chia thức ăn; được thiết kế và tổ chức theo dây chuyền hoạt động một chiều;
+ Những thiết bị bắt buộc phải có trong nhà bếp như:
Đầu tiên, là phải có đầy đủ đồ dùng phục vụ trẻ em ăn bán trú tại trường; Để có thể cung cấp các bữa ăn hàng ngày cho học sinh thì phải có dụng cụ chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm;
Vấn đề bảo quản đồ ăn cũng cần đảm bảo như trang bị tủ lạnh để lưu mẫu thực phẩm của trẻ em ăn bán trú; Có đủ nước sử dụng, chất lượng nước phải được cơ quan Y tế kiểm định;
Những chất thải trong quá trình sản xuất trước khi thải ra môi trường thì phải qua quá trình xử lý theo quy định; Đồng thời phải có sự an toàn để phòng chống tình trạng cháy nổ.
2. Tiêu chuẩn nhà bếp một chiều trong bếp ăn mầm non được hiểu như thế nào ?
Nguyên tắc bếp ăn là một trong những nội dung đã được điều chỉnh bởi Bộ Y tế và loại hình bếp ăn này áp dụng chuỗi hoạt động của các bộ phận công việc trong bếp ăn công nghiệp, diễn ra theo đúng thứ tự: nguyên liệu đầu vào, sơ chế, lưu trữ, nấu nướng, chia đồ, phục vụ, dọn rửa vệ sinh phải tuân theo một chiều. Thực phẩm sống và chín không được lẫn lộn với nhau. Chỉ khi xây dựng được bếp ăn này thì trường mầm non mới có thể kiểm soát tốt nhất về chất lượng món ăn, hạn chế tối đa hiện tượng ngộ độc thực phẩm mà các bếp ăn tập thể hay gặp phải. Nhà bếp một chiều sẽ có những khu vực như:
– Xây dựng kho chứa: khi tiến hành nhập thực phẩm tươi sống về để chế biến, bảo quản thì việc phân loại phải diễn ra theo đúng nhóm và mang đi lưu trữ ở trong tủ lạnh, tủ mát và ở các giá đỡ của tủ kho. Nơi đặt kho chứa này phải được đặt cách xa nơi để thức ăn chính;
– Tiến hành xây dựng khu sơ chế: mục đích của khu này là tiến hành sơ chế thực phẩm trước khi mang đi chế biến ở khu sơ chế, cần có những dụng cụ sau đây để hỗ trợ như: dao, thớt, các loại chậu, rổ, thùng rác, thiết bị dùng để xay thịt, …
– Khu chế biến, tẩm ướp: sau khi sơ chế, phân loại đồ ăn thì những thực phẩm nào sử dụng ngay sẽ được đưa ra khu vực bếp nấu hoặc sẽ được bảo quản ở bàn lạnh, tủ mát để chuẩn bị nấu;
– Khu vụ nấu nướng: Đây là khâu quan trọng nhất và là trung tâm của gian bếp mầm non một chiều, cần có các dụng cụ như: tủ cơm công nghiệp, bếp rán, bếp hầm, bàn, giá inox, thiết bị giữ nóng thực phẩm, thức ăn, gia vị, …
– Khu phân chia thức ăn đã được nấu chín: địa điểm được sắp xếp làm nơi chia thức ăn là ở nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, đảm báo tránh xa những nguyên liệu thô, các nguyên liệu sống, các phần ăn phải được đậy kín nắp trước khi mang cho trẻ;
– Khu rửa, vệ sinh: Đây là địa điểm được sử dụng sau thời điểm mà trẻ ăn xong, những đồ vật được sử dụng cần nhanh chóng đưa vào khu vực vệ sinh, sử dụng các dung dịch tẩy rửa hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người;
3. Mức xử phạt hành vi không bảo tiêu chuẩn nhà bếp một chiều:
Theo quy định tại Điều 15
– Cố tình thực hiện việc bày bán, chứa đựng thực phẩm trên thiết bị, dụng cụ, vật liệu không bảo đảm vệ sinh;
– Có vi phạm trong việc đảm bảo an toàn trong hoạt động chế biến do không trang bị những dụng cụ hợp lệ, quá trình bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến cũng không được đảm bảo;
– Những địa điểm được sử dụng để làm nơi chế biến, kinh doanh, bảo quản có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập cũng không tuân thủ theo quy định;
– Liên quan đến quá trình cá nhân tham gia vào trực tiếp chế biến thức ăn nhưng những cá nhân này lại không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay;
– Bên cạnh đó, cũng phải kể đến trường hợp là không bảo đảm ngăn ngừa nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến trong bố trí bếp ăn;
Như vậy, hành vi không bảo đảm ngăn ngừa nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến trong bố trí bếp ăn là thể hiện rõ việc đã vi phạm trong quy định về tiêu chuẩn nhà bếp một chiều nên mức phạt có thể áp dụng 1.000.000 tới 3.000.000 đồng.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định số 124/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;
– Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT Quy định về công tác y tế trường học.
THAM KHẢO THÊM: