Ban quản lý dự án thuộc lĩnh vực lọc hóa dầu. Điều kiện làm ban quản lý dự án chuyên ngành quản lý nhiều dự án liên quan đến lọc hóa dầu.
Ban quản lý dự án thuộc lĩnh vực lọc hóa dầu. Điều kiện làm ban quản lý dự án chuyên ngành quản lý nhiều dự án liên quan đến lọc hóa dầu.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin gửi các thông tin sau, Quý Công ty tư vấn giúp:
1. Ban quản lý dự án (QLDA) của chúng tôi hiện đang thức hiện chức năng cho 1 dự án thuộc lĩnh vực lọc hóa dầu. Trường hợp Ban QLDA hiện tại này được chuyển thành Ban QLDA chuyên ngành quản lý nhiều dự án liên quan đến lọc hóa dầu thì cần chuẩn bị các điều kiện gì về con người? Về thủ tục?
2. Xin tư vấn rõ khoản 1 Điều 64 Nghị định 59/2015/NĐ – CP: “1. Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước: a) Giám đốc quản lý dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực quy định tại Khoản 2 Điều 54 Nghị định này;”. Xin quý Công ty tư vấn rõ và cụ thể giúp?
“b) Những người phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô dự án, cấp công trình và công việc đảm nhận;”. Xin Quý Công ty tư vấn rõ và cụ thể giúp? Đặc biệt là các yêu cầu vê bằng cấp, chứng chỉ phù hợp là như thế nào? (Ban QLDA hiện tại chúng tối có 4 Phòng: Phòng Xây Dựng; Phòng Giám sát kỹ thuật; Phòng Kinh tế tổng hợp và Phòng Kế toán tài Chính)
“c) Có ít nhất 20 người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại dự án chuyên ngành”. Xin Quý Công ty tư vấn rõ và cụ thể giúp? Đặc biệt là yêu cầu nghiêp vụ, chuyên môn phù hợp là như thế nào? Yêu cầu về bằng cấp, chứng chỉ bằng cấp?
Hiện nay, Ban chúng tôi đang có nhu cầu đào tạo cho cán bộ nhân viên (CBNV) để đáp ứng các chứng chỉ theo quy định của Ban QLDA chuyên ngành.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Ban quản lý dự án (QLDA) của chúng tôi hiện đang thức hiện chức năng cho 1 dự án thuộc lĩnh vực lọc hóa dầu. Trường hợp Ban QLDA hiện tại này được chuyển thành Ban QLDA chuyên ngành quản lý nhiều dự án liên quan đến lọc hóa dầu thì cần chuẩn bị các điều kiện gì về con người? Về thủ tục?
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (sau đây gọi là Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực) để thực hiện chức năng chủ đầu tư và nhiệm vụ quản lý đồng thời nhiều dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách.
Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực có tư cách pháp nhân đầy đủ, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy định; thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chủ đầu tư và trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện các dự án được giao; chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư về các hoạt động của mình; quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình hoàn thành khi được người quyết định đầu tư giao.
= > Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 59/2015/NĐ – CP nếu trường hợp Ban quản lý dự án bên bạn đang thực hiện chuyển thành Ban quản lý dự án chuyên ngành quản lý nhiều dự án thì cần những yêu cầu như sau:
“2. Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, số lượng, quy mô các dự án cần phải quản lý và gồm các bộ phận chủ yếu sau:
a) Ban giám đốc, các giám đốc quản lý dự án và các bộ phận trực thuộc để giúp Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực thực hiện chức năng làm chủ đầu tư và chức năng quản lý dự án;
b) Giám đốc quản lý dự án của các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 54 Nghị định này; cá nhân đảm nhận các chức danh thuộc các phòng, ban điều hành dự án phải có chuyên môn đào tạo và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc do mình đảm nhận.”
=> Bên bạn đang hoạt động lĩnh vực lọc hóa dầu vậy điều kiện về con người trong ban quản lý dự án bao gồm:
+ Giám đốc quản lý dự án:
a) Giám đốc quản lý dự án hạng I: Có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng I hoặc chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I hoặc đã là Giám đốc quản lý dự án của 1 (một) dự án nhóm A hoặc 2 (hai) dự án nhóm B cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng I;
b) Giám đốc quản lý dự án hạng II: Có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng II hoặc chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II hoặc đã là Giám đốc quản lý dự án của 1 (một) dự án nhóm B hoặc 2 (hai) dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng II;
c) Giám đốc quản lý dự án hạng III: Có chứng chỉ hành nghề thiết kế hoặc chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III hoặc đã là Giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 (một) dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng III.
Lưu ý: Bạn có thể dựa vào Bảng phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình để xem loại dự án bên mình như thế nào để áp dụng điều kiện về giám đốc quản lý dự án.
+ Các cá nhân đảm nhận các chức danh tại phòng ban điều hành
Việc xem xét yêu cầu về từng cá nhân một thì bạn xem xét các phòng ban có nhiệm vụ chính là gì. Cá nhân đảm nhận chức danh thực hiện về chuyên môn gì, khi đó bạn áp dụng điều kiện riêng về chứng chỉ cũng như số năm kinh nghiệm theo quy định của Nghị định 59/2015/NĐ – CP.
2. Xin tư vấn rõ khoản 1 Điều 64 Nghị định 59/2015/NĐ – CP:
“b) Những người phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô dự án, cấp công trình và công việc đảm nhận;”. Xin Quý Công ty tư vấn rõ và cụ thể giúp? Đặc biệt là các yêu cầu vê bằng cấp, chứng chỉ phù hợp là như thế nào? (Ban QLDA hiện tại chúng tối có 4 Phòng: Phòng Xây Dựng; Phòng Giám sát kỹ thuật; Phòng Kinh tế tổng hợp và Phòng Kế toán tài Chính)
= > Bên bạn cần xem xét công trình của mình thuộc công trình hạng nào để làm căn cứ xác định. Ban quản lý 4 phòng thì chức năng các phòng sẽ có yêu cầu riêng về bằng cấp chứng chỉ như sau:
Phòng xây dựng: hoạt động chính là gì? Nếu chỉ nói chung về hoạt động xây dựng thì cần có các yêu cầu sau theo quy định của Nghị định 59/2015/NĐ – CP.
“Điều 45. Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2. Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:
a) Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 7 (bảy) năm trở lên;
b) Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 5 (năm) năm trở lên;
c) Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 3 (ba) năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 5 (năm) năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp.
3. Đạt yêu cầu sát hạch về kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề.”
Phòng Giám sát kỹ thuật:
“2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng:
a) Hạng I: Đã trực tiếp giám sát thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại;
b) Hạng II: Đã trực tiếp giám sát thi công hoặc chủ trì thiết kế, thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trìnhcấp III cùng loại;
c) Hạng III: Đã trực tiếp tham gia giám sát thi công hoặc tham gia thiết kế, thẩm định thiết kế, thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp III hoặc 2 (hai) công trình cấp IV cùng loại.
3. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng I: Được làm giám sát trưởng, trực tiếp giám sát thi công xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại được ghi trong chứng chỉ hành nghề;
b) Hạng II: Được làm giám sát trưởng, trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình từ cấp II trở xuống, tham gia giám sát một số phần việc của công trình cấp I cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề;
c) Hạng III: Được làm giám sát trưởng, trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình từ cấp III trở xuống, tham gia giám sát một số phần việc của công trình cấp II cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.”
Để xác định được điều kiện chính bên bạn nên liệt kê chức danh công việc chuyên môn của từng cá nhân để xem xét yêu cầu điều kiện chi tiết về chứng chỉ theo quy định của Nghị định 59/2015/NĐ – CP.
“c) Có ít nhất 20 người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại dự án chuyên ngành”. Xin Quý Công ty tư vấn rõ và cụ thể giúp? Đặc biệt là yêu cầu nghiêp vụ, chuyên môn phù hợp là như thế nào? Yêu cầu về bằng cấp, chứng chỉ bằng cấp?
Nếu loại dự án chuyên ngành của bạn thuộc loại dự án theo Bảng phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc loại dự án nào thì chuyên môn nghiệp vụ phải phù hợp với loại dự án. Chuyên môn, nghiệp vụ ở đây được hiểu là chuyên ngành đào tạo và kinh nghiệm về công việc đã thực hiện trong quá trình làm việc của cá nhân này.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Căn cứ phân loại dự án quan trọng quốc gia
– Phân cấp cấp phép xây dựng tại Hà Nội
– Thủ tục đăng ký đầu tư và thành lập doanh nghiệp dự án
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí