Khái niệm hợp đồng trách nhiệm dân sự? Đối tương hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự? Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm trách nhiệm dân sự?
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự có thể được xem là hình thức trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản, trách nhiệm này được áp dụng khi có sự vi phạm pháp luật dân sự nhằm để bù đắp cho người bị thiệt hại những tổn hại về vật chất. Vậy pháp luật quy định mới về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự như thế nào? Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì? Dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về nội dung này.
Tổng đài Luật sư
1. Khái niệm hợp đồng trách nhiệm dân sự
Trách nhiệm dân sự chúng ta có thể hiểu đây là sự quy định của pháp luật dân sự về hậu quả pháp lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng buộc người có hành vi vi phạm đối với các quy tắc xử sự phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bên có quyền dân sự bị xâm phạm trong trường hợp cụ thể. Bên cạnh đó thì trách nhiệm dân sự là đối tượng của hợp đồng bảo hiểm dân sự là trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Như vậy chúng ta có thể hiểu nôm na về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự đó là hợp đồng về bảo hiểm trách nhiệm dân sự hay chính là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên bảo hiểm cụ thể là bên doanh nghiệp bảo hiểm với bên tham gia bảo hiểm là tổ chức, cá nhân, theo đó chúng ta thấy các doanh nghiệp bảo hiểm cam kết sẽ thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người thứ ba thay cho bên được bảo hiểm nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng, đương nhiên bên tham gia bảo hiểm phải có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm. Theo loại bảo hiểm này thì doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường phần trách nhiệm dân sự của người tham gia bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng khi có sự kiện bảo hiểm phát sinh, còn bên tham gia bảo hiểm phải nộp một khoản phí cho doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự hiểu theo nghĩa chung nhất là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người tham gia bảo hiểm. Điều bắt buộc đối với một người trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại là việc người đó phải bằng tài sản của mình gánh chịu việc bù đắp những thiệt hại về vật chất và tổn thất tinh thần do hành vi của mình gây ra cho người khác. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có đủ bốn yếu tố:
– Có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật. Hành vi gây thiệt hại trái pháp luật là những hành vi xâm phạm tới tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác được thực hiện không phù hợp với quy định của pháp luật. Những hành vi có gây ra thiệt hại cho người khác nhưng được thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật thì người thực hiện những hành vi đó không phải bồi thường.
Ví dụ: hành vi gây thiệt hại trong các trường hợp trong giới hạn phòng vệ chính đáng, trong giới hạn của tình thế cấp thiết, do sự kiện bất ngờ.
– Có thiệt hại xảy ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được áp dụng nhằm mục đích khắc phục một phần hoặc toàn bộ tổn thất tài chính cho người bị thiệt hại. Do đó, chỉ khi có thiệt hại xảy ra thì mới phải bồi thường; vì vậy cần phải xác định xem có thiệt hại xảy ra hay không và thiệt hại là bao nhiêu. Thiệt hại là những tổn thất xảy ra được tính thành tiền, bao gồm: những mất mát, hư hỏng, huỷ hoại về tài sản, nguồn thu nhập bị mất, chi phí nhằm ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu về tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tinh thần.
– Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi thiệt hại xảy ra là hậu quả trực tiếp do hành vi trái pháp luật của họ gây ra, hay hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra hậu quả đó.
– Có lỗi của người gây thiệt hại. Thiệt hại xảy ra có thể do hành vi cố ý hoặc vô ý gây ra, cũng có thể do nguồn nguy hiểm cao độ hoặc do cây cối, súc vật gây ra. Song với bản chất của bảo hiểm là chỉ bảo hiểm rủi ro nên phạm vi bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm chỉ bao gồm các thiệt hại do hành vi vô ý; do súc vật, cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng gây ra; không bảo hiểm với những thiệt hại do hành vi cố ý gây ra. Vậy đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự chỉ là trách nhiệm về bồi thường thiệt hại do hành vi vô ý gây ra.
3. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Như chúng ta đã biết thì hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một cơ chế chuyển giao trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ người tham gia bảo hiểm sang doanh nghiệp bảo hiểm, bản thân bảo hiểm không loại trừ được những thiệt hại xảy ra nhưng thông qua đó bảo đảm việc khắc phục về mặt tài chính đối với những thiệt hại đó.
Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bên mua bảo hiểm phải hình dung được trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà mình sẽ được bảo hiểm là gì và nếu có thiệt hại xảy ra thì sẽ được bên bảo hiểm chi trả một lượng tài chính là bao nhiêu. Ngược lại, bên bảo hiểm cũng phải xác định được phạm vi trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà mình nhận là gì và lượng tài chính mà mình sẽ chi trả cho bên được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra là bao nhiêu.
Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm là công việc không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm và là một trong những nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nói chung; đặc biệt đối với hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Bởi trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra trong đời sống dân sự rất phong phú, đa dạng; và doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm đối với những khoản tài chính mà theo quy định của pháp luật người tham gia bảo hiểm phải có trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba bị thiệt hại, bao gồm cả những chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp để xác định trách nhiệm bồi thường đối với người thứ ba và lãi phải trả cho người thứ ba do người tham gia bảo hiểm chậm trả tiền bồi thường theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
Việc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm có ưu điểm là làm cho nhà bảo hiểm chủ động hơn trong việc dự phòng các tình huống có phát sinh trách nhiệm và họ có thể đánh giá được mức độ bồi thường tối đa trong từng tình huống có phát sinh trách nhiệm đối với từng hợp đồng cụ thể. Mặt khác nhà bảo hiểm cũng có thể chia sản phẩm của mình thành nhiều mức khác nhau cho phù hợp với thị trường.
Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có quy định mức giới hạn trách nhiệm của nhà bảo hiểm thì người tham gia bảo hiểm sẽ chỉ được bảo hiểm trong phạm vi giới hạn bảo hiểm đó mà không được bảo hiểm cho toàn bộ trách nhiệm dân sự của mình đối với người thứ ba, do đó họ phải tự thực hiện phần trách nhiệm vượt quá giới hạn bảo hiểm đối với người thứ ba.
Kết luận: Như chúng ta đa biết thì trong cuộc sống hiện nay luôn tiềm ẩn rủi ro không thể lường trước. Tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự có thể nói là giải pháp tài chính hiệu quả nhất được sử dụng hiện nay, giúp bạn chủ động bảo vệ tài sản và bản thân bên cạnh đó cũng góp phấn trong việc thể hiện trách nhiệm của mỗi người với cộng đồng. Hiện nay có thể thấy xuất phát từ lợi ích chung của xã hội cũng như của từng thành viên trong cộng đồng, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được triển khai tại hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Chính sách bảo hiểm này được đánh giá là một trong số các giải pháp hữu hiệu hỗ trợ chủ xe và người bị tai nạn khắc phục thiệt hại nếu có rủi ro xảy ra, ổn định cuộc sống khi không may xảy ra tai nạn giao thông, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Theo đó nên cũng giống như bảo hiểm con người, khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, người ta cũng không thể xác định được giá trị bảo hiểm. Chính vì thế nên khi giao kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, các bên tham gia chỉ thỏa thuận hạn mức trách nhiệm và Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam gọi là số tiền bảo hiểm theo quy định trong hợp đồng bảo hiểm giữa các bên với nhau. Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự, số tiền bảo hiểm chính là giới hạn trách nhiệm cao nhất của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm theo đó đó cũng là nghĩa vụ phải thực hiện theo hợp đồng bảo hiểm. Trách nhiệm của người bảo hiểm chỉ phát sinh khi người thứ ba yêu cầu người được bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại cho người thứ ba do lỗi của người được bảo hiểm gây nên trong thời gian bảo hiểm theo quy định của pháp luật đề ra.
Trên đây là thông tin do