Môi giới tiền tệ là hoạt động trung gian hỗ trợ thực hiện các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác. Vậy, Các phương thức thực hiện môi giới tiền tệ hợp pháp được quy định ra sao?
Mục lục bài viết
1. Các phương thức thực hiện môi giới tiền tệ hợp pháp:
Môi giới tiền tệ là một trong những thuật ngữ đang được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 17/2016/TT-NHNN, theo đó hoạt động môi giới tiền tệ được hiểu là những việc làm trung gian có thu phí môi giới và mục đích chính đó là để thu xếp thực hiện các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 17/2016/TT-NHNN.
Quá trình tiến hành môi giới này được thực hiện giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tài chính khác. Theo quy định tại Điều này thì tổ chức tài chính khác được hiểu là những tổ chức tài chính được xác định theo quy định của Luật Phòng chống rửa tiền và khi thực hiện việc môi giới tiền tệ thì mức phí là một trong những vấn đề bắt buộc phải thực hiện đối với khách hàng để trả cho bên môi giới khi bên này đã cung ứng dịch vụ môi giới tiền tệ.
Hiện nay, phương thức thực hiện môi giới tiền tệ đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tài chính khác được thực hiện theo những phương thức theo đúng quy định tại Điều 6 Thông tư 17/2016/TT-NHNN. Theo đó, việc thực hiện môi giới tiền tệ sẽ được bên môi giới thực hiện thông qua các giao dịch trực tiếp thậm chí trong một số trường hợp có thể tiến hành việc gián tiếp qua mạng máy vi tính hoặc qua điện thoại với khách hàng;
Bên cạnh đó pháp luật cũng cho phép các phương thức khác do các bên tự thỏa thuận được với nhau phù hợp với điều kiện của các bên và tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
Có thể nhận thấy, phương thức thực hiện môi giới tiền tệ được pháp luật cho phép vô cùng đa dạng để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các bên tiến hành việc môi giới những giao dịch này. Phương thức được thực hiện thông qua trực tiếp hoặc gián tiếp khi có kết nối với mạng máy vi tính hoặc điện thoại với khách hàng. Bên cạnh đó, pháp luật cũng đề cao sự thỏa thuận giữa các bên, sao cho những thỏa thuận phù hợp với điều kiện của từng hoạt động môi giới tiền tệ và tuân thủ quy định của pháp.
2. Ngân hàng thương mại có được vừa là bên môi giới vừa là bên thực hiện các giao dịch môi giới với khách hàng?
Hoạt động môi giới tiền tệ là một trong những hoạt động được nhà nước và pháp luật Việt Nam cho phép. Phạm vi thực hiện hoạt động môi giới tiền tệ tại các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cung ứng dịch vụ môi giới tiền tệ đối với các hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác phải được thực hiện theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của ngân hàng nhà nước. Khi tiến hành việc môi giới thì các bên cũng phải đảm bảo những nguyên tắc theo đúng quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư 17/2016/TT-NHNN, cụ thể:
– Đối với những ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có trách nhiệm ban hành quy định nội bộ liên quan đến hoạt động môi giới tiền tệ sao cho phù hợp với các quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan. Hiện nay những nội dung cơ bản phải được quy định bao gồm tối thiểu các nội dung như:
+ Quy trình thủ tục thực hiện môi giới tiền tệ,
+ Ghi nhận phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của những người liên quan đến hoạt động môi giới tiền tệ, kể cả các nội dung thể hiện sự quản lý rủi ro đối với hoạt động của môi giới tiền tệ;
+ Tính từ ngày ban hành sửa đổi bổ sung hoặc thay thế quy định nội bộ về hoạt động môi giới tiền tệ thì trong vòng 10 ngày làm việc ngân hàng thương mại chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm gửi trực tiếp hoặc gửi bằng đường bưu điện cho ngân hàng nhà nước (những cơ quan tiếp nhận các thông tin về hoạt động môi giới này sẽ được gửi đến cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng);
– Các bên khi tiến hành thực hiện việc môi giới tiền tệ có trách nhiệm tuân thủ quy định của Thông tư này và một số các quy định của pháp luật có quy định khác;
– Một trong những điều kiện và nguyên tắc cơ bản phải được nhắc đến đó là phải tồn tại ít nhất một bên khách hàng được môi giới tiền tệ là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được thành lập vào hoạt động theo sự hướng dẫn của Luật Tổ chức tín dụng;
– Quá trình hoạt động môi giới phải đảm bảo sự trung thực, các hoạt động khách quan vì lợi ích hợp pháp của khách hàng, cụ thể là:
+ Việc cung cấp các thông tin về giao dịch được môi giới tiền tệ và những thông tin khác được khách hàng cho phép cung cấp phải phản ánh đầy đủ và chính xác các nội dung trên thực tế;
+ Nghiêm cấm hành vi cung cấp thông tin sai lệch hoặc can thiệp dưới mọi hình thức để làm sai lệch thông tin, điều này ảnh hưởng đến việc khách hàng đánh giá không chính xác và giao dịch được môi giới tiền tệ cũng như làm ảnh hưởng tới lợi ích hợp pháp của khách hàng khi tham gia môi giới;
– Bên môi giới tiền tệ sẽ không có quyền được cung cấp thông tin liên quan đến khách hàng và giao dịch được môi giới tiền tệ cho bên thứ ba biết, trừ trường hợp có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc nhận được sự chấp thuận từ khách hàng;
– Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng không được phép vừa là bên môi giới cũng vừa là một bên thực hiện các giao dịch môi giới tiền tệ đối với khách hàng.
Như vậy, Ngân hàng thương mại nước ngoài hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ không đồng thời được thực hiện hai nhiệm vụ vừa là bên môi giới vừa là bên thực hiện các giao dịch môi giới tiền tệ với khách hàng, quy định này được ghi nhận với mục đích lớn nhất đảm bảo sự minh bạch và khách quan trong hoạt động môi giới tiền tệ.
3. Hợp đồng môi giới tiền tệ phải có những nội dung gì?
Bên môi giới và khách hàng khi ký hợp đồng môi giới tiền tệ luôn dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên tuy nhiên cũng phải đảm bảo các nội dung phù hợp với quy định tại Thông tư 17/2016/TT-NHNN và các quy định của pháp luật có liên quan. Hiện nay, nội dung trong hợp đồng môi giới tiền tệ được các bên ký kết với nhau cần có một số nội dung chủ yếu sau đây để đảm bảo sự đầy đủ và chính xác các thông tin:
+ Trong hợp đồng này cần thể hiện rõ các thông tin về bên môi giới, cũng như khách hàng;
+ Hợp đồng thể hiện rõ được phương thức thực hiện môi giới tiền tệ để đảm bảo sự nhất quán trong quá trình thực hiện;
+ Những yêu cầu hoặc các điều khoản về phí môi giới tiền tệ và các chi phí khác có liên quan;
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên cũng là một trong những nội dung không thể thiếu khi tiến hành ký kết hợp đồng nói chung và hợp đồng môi giới tiền tệ nói riêng;
+ Cá nhân cũng nên lường trước được hành vi có thể xảy ra vi phạmnên trong hợp đồng này cũng nên có điều khoản thể hiện nội dung là trách nhiệm thực hiện hoạt động để giải quyết nếu xảy ra trên thực tế;
– Các điều khoản về hiệu lực của hợp đồng thông thường vẫn thường bị bỏ qua tuy nhiên nó cũng có giá trị vô cùng quan trọng để xác lập được hiệu lực của hợp đồng thỏa thuận các bên;
– Ngoài ra, pháp luật không giới hạn quyền hạn của các bên khi ký hợp đồng môi giới tiền tệ nhưng mọi thứ thỏa thuận cũng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật, phù hợp với quy định tại Thông tư 17/2016/TT-NHNN và quy định của pháp luật khác có liên quan.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Thông tư 17/2016/TT-NHNN Quy định về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.