Với sự phát triển của khoa học công nghệ và đặc biệt là sự phát triển của công nghệ sinh học, công nghệ tế bào đã thúc đẩy y học có những bước tiến đáng kể nhất là trong lĩnh vực cấy ghép mô, bộ phận cơ thể
Nền y học trên thế giới hiện nay đã có nhiều phát triển mạnh mẽ trong việc tìm tòi, khám phá ra các phương pháp chữa bệnh mới trên cơ thể con người. Đặc biệt, sự phát triển của y học, của giải phẫu học đã làm cho cuộc sống con người thay đổi kì diệu, từ chỗ con người có thể bị chết do một bộ phận cơ thể nào đấy bị bệnh, hỏng, con người lại có thể được tái sinh sự sống của mình qua việc được cấy, ghép mô, bộ phận cơ thể. Vì vậy, nhu cầu về cấy, ghép mô, tạng ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới ngày càng lớn. Ở Việt Nam, việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác phải tuân theo những nguyên tắc sau:
“- Tự nguyện đối với người hiến, người được ghép.
– Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học.
– Không nhằm mục đích thương mại.
– Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác
– Tôn trọng cơ thể con người
– Quyền được thông tin của người hiến“.
1. Nguyên tắc tự nguyện
Tự nguyện là một trong các nguyên tắc quan trọng nhất trong luật dân sự, chỉ có sự tự nguyện mới bảo đảm được sự tự định đoạt của chủ thể. Để có sự tự nguyện, người hiến tặng phải có khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi của mình. Vì vậy, pháp luật quy định những người hiến tặng phải là người có năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 6 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác thì
“Nam từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo theo quy định của pháp luật.”
Quy định này cũng phù hợp với
Xoay quanh vấn đề tử tù tự nguyện hiến xác sau khi thi hành án, đến nay đã có nhiều tử tù có nguyện vọng hiến xác nhưng các quy định về thi hành án tử hình lại không đề cập đến vấn đề này. Cũng có nhiều ý kiến thể hiện các quan điểm công nhận sự tự nguyện hiến xác của các tử tù nhưng cũng có một số lo ngại về mặt tâm lý, phong tục tập quán cũng như truyền thống. Đó là sự quan ngại những người bị tử hình là người nguy hiểm cho xã hội, việc tước đi quyền được sống của họ là loại bỏ đi con người không đáng được sống này nên không cần sử dụng các bộ phận cơ thể của họ nữa.
Hay sự lo sợ khi những người được cấy ghép các bộ phận cơ thể biết được rằng đây là bộ phận của người tử tù. Xét về mặt y học một cơ thể chết đi thì xác chết đó là một thực thể vô tri vô giác. Nếu nhìn nhận như thế thì cái xác này không có tội mà còn có rất nhiều lợi ích cho y học và khoa học. Nó có thể cứu sống được rất nhiều người khi được sử dụng đúng cách và đúng pháp luật.Vướng mắc duy nhất là sự thừa nhận của pháp luật thi hành án tử hình đối với việc các tử tù được tự nguyện hiến xác cho khoa học và xã hội.
2. Nguyên tắc vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học
Có thể nói đây là nguyên tắc cụ thể hoá Điều 34:
“Cá nhân có quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học” (
Đây là một biểu hiện cao đẹp của lòng nhân ái, tinh thần giác ngộ khoa học, khẳng đinh tính nhân bản vì con người của cộng đồng. Nguyên tắc hiến vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học đòi hỏi mục hiến phải được xác đinh trước và rõ rang, không thể có mục đích nào khác ngoài các mục đích nêu trên nếu vì mục đích nào khác nữa thì đều bị coi là vi phạm pháp luật. Hơn nữa để thể hiện đúng mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học của hoạt động hiến xác, BPCT sau khi chết thì vè phía y tế yêu cầu sự tận tâm tận lực. Khi có sự tự nguyện hiến phải tuân thủ chặt chẽ các quy định trong tư vấn, kiểm tra sức khoẻ, tâm lý của người hiến nhằm hạn chế thấp nhất kahr năng rủi ro giữa người hiến và người nhận đồng thời để thể hiện rõ mục đích cao đẹp của người hiến.
3. Nguyên tắc không nhằm mục đích thương mại
Theo các công ước quốc tế về nguyên tắc thì mô, bộ phận cơ thể không được coi là hàng hóa và không được coi là có tính thương mại (tức có thể trao đổi mua bán). Tuy nhiên qua pháp luật các quốc gia và qua các nghiên cứu có thể thấy pháp luật quy định là vậy nhưng quan điểm vẫn còn khác nhau. Một số nước quy định trực tiếp trong luật là không thừa nhận tính thương mại của mô, bộ phận cơ thể người và thậm chí không coi mô, bộ phận cơ thể như một tài sản theo nghĩa thuần túy có thể trao đổi, mua bán, tiêu biểu cho quan điểm này là Pháp, Đức… Quan điểm khác cho rằng nên thừa nhận hiến mô, tạng vì mục đích thương mại vì bộ phận cơ thể là tài sản, mỗi cá nhân khi cho đi một phần bộ phận cơ thể, họ có quyền nhận lại một lợi ích vật chất nhất định đó là quyền hoàn toàn chính đáng và đảm bảo người mua, kẻ bán, người trung gian đều có lợi trong vấn đề này.
Mặt khác nhu cầu về ghép bộ phận cơ thể trên thực tế là rất lớn, nhiều người sẵn sàng bỏ tiền ra để có được thứ mình cần. Bên cạnh hai quan điểm trên có quan điểm dung hoà hơn là họ cho rằng nên thừa nhận việc hiến xác, hiến bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại nhưng trong một giới hạn nhất định. Để lập luận cho quan điểm của mình họ đưa ra ví dụ như: một người phạm một tội đặc biệt nghiêm trọng họ bị Toà án tuyên tử hình mà gia đình họ rất khó khăn cha mẹ họ già cả không có khả năng lao động, họ muốn bán bộ phận cơ thể mình để lấy một khoản tiền nhất định đền đáp công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ mà họ đã không thực hiện được, đương nhiên việc bán này phải được giữ bí mật.
Mặt khác họ biện luận rằng pháp luật cấm hiến mô, tạng vì mục đích thương mại nhưng tính khả thi không cao vì giữa người cho và người nhận họ thoả thuận với nhau, anh bán tạng cho tôi, tôi sẽ trả anh một khoản tiền nhất định nhưng để che giấu pháp luật họ thể hiện ra ngoài là hiến một cách tự nguyện không cưỡng ép, ép buộc đây là thỏa thuận trái pháp luật vì bộ phận cơ thể người không phải là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá. Biết là trái pháp luật nhưng liệu pháp luật có kiểm soát được? Do đó chúng ta chúng ta cần có cái nhìn đa diện về vấn đề này, đây là những vấn đề rất thực tế mà chúng ta, đặc biệt là những nhà làm luật cần xem xét để có được lựa chọn phù hợp.
Còn ở Việt Nam, Điều 35
“Cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.” và Điều 4 Luật Hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể và hiến, lấy xác năm 2006 ghi nhận vấn đề này thành nguyên tắc “Không nhằm mục đích thương mại”. Việc pháp luật Việt Nam nghiêm cấm việc sử dụng bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại là hợp lý, bởi:
– Về mặt thuật ngữ bản thân từ “hiến” cũng thể hiện rõ tính tự nguyện của việc hiến xác, hiến bộ phận cơ thể người mà không cần đòi hỏi bất kỳ sự trao đổi lợi ích vật chất nào do đó đã nói đến hiến thì không thể vì mục đích thương mại mà vì mục đích cao quý hơn rất nhiều đó là nhằm cứu chữa người bệnh hoặc vì mục đích phục vụ sự nghiệp nghiên cứu y học tìm ra những phương thức để phòng, chữa trị cho những người mắc bệnh hiểm nghèo.
– Đó là sự tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Tình cảm đó không thể cân, đong, đo, đếm để quy ra tiền bạc được.
Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
– Bộ phận cơ thể người mặc dù có tính giá trị và giá trị sử dụng nhưng nó không phải là cái con người có thể tạo ra trong quá trình sản xuất mà đó là tạo hoá ban tặng cho mỗi người và nó tạo thành sự thống nhất của cơ thể con người để con người có thể tồn tại và phát triển bình thường, nó gắn liền với quyền nhân thân của mỗi người do đó nó không được coi là hàng hoá như vậy nó đương nhiên là không được phép trao đổi mua bán trên thị trường vì mục đích thương mại.
Nói đến vấn đề này, không nên đồng nhất tính thương mại của việc hiến xác, bộ phận cơ thể người với việc người hiến xác, bộ phận cơ thể được đền bù một lợi ích nhất định. Đây là hai vấn đề đều đem lại lợi ích cho người hiến xác, bộ phận cơ thể người, tuy nhiên hai vấn đề này nó lại tác động theo hai hướng khác nhau. Nếu hiến xác, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại trả tiền mua bán như tài sản thông thường không phù hợp với văn hoá và đạo đức xã hội của nước ta, thậm chí là trái pháp luật và tạo ra những tác động xấu đối với đời sống xã hội, tới hoạt động quản lý việc hiến xác, hiến bộ phận cơ thể người. Ngược lại việc đền bù cho người hiến xác, bộ phận cơ thể người như người hiến hoặc thân nhân của họ có thể nhận được những ưu đãi, hỗ trợ nhất định về y tế, thậm chí về kinh tế… không mang tính ngang giá mà xuất phát từ tình cảm, từ sự tri ân là phù hợp với truyền thống văn hoá, đạo đức của người Việt Nam.
4. Nguyên tắc giữ bí mật các thông tin liên quan đến người hiến
Có thể thấy hầu hết các quốc gia đều quy định giữ bí mật về thông tin giữa người hiến cũng như người nhận là một nguyên tắc quan trọng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Việc quy định nguyên tắc này là một sự dự phòng rất hợp lý của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của cả người hiến cũng như người nhận, thường thì việc biết thông tin về người được ghép bộ phận cơ thể của người thân mình, gặp lại họ để xoa dịu nỗi đau về tinh thần, còn người được ghép gặp lại có thể bày tỏ lòng biết ơn với người hiến, gia đình họ.
Nhưng bên cạnh mặt tích cực chúng ta cũng phải quan tâm đến mặt tiêu cực của nó vì khi một người chết hiến xác, bộ phận cơ thể nỗi đau thường thuộc về người còn sống, có thể gia đình người chết thì không vượt qua hiện thực người thân mình đã chết còn người được ghép thì họ khó quay lại hiện thực cuộc sống của chính mình bởi những ám ảnh cuộc sống của một người khác hoặc của một phần thân thể người khác tồn tại trong cơ thể của mình hoặc hiện tượng người thân của người được hiến không hiểu; không đồng ý cho hiến, không chấp nhận thậm chí cho rằng người được ghép đã cướp đi cuộc sống của người thân mình dẫn tới sẽ có những việc làm bất lợi cho người được nhận ghép (đòi tiền, quấy rối, đe doạ…).
Mặt khác cuộc đời người hiến và người được ghép rất khác nhau nếu không thông cảm hoặc không chấp nhận được cuộc đời nhau thì tốt nhất là không nên biết về nhau. Tuy nhiên, nếu tuân thủ hoàn toàn nguyên tắc này thì sẽ đi ngược lại quyền của trẻ em được biết nguồn gốc huyết thống của mình trong trường hợp sinh con bằng xin trứng, xin tinh trùng.
Các nguyên tắc về hiến xác, bộ phận cơ thể đã được cụ thể hóa trong Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006. Tuy nhiên, pháp luật điều chỉnh về vấn đề này vẫn còn những hạn chế, tồn tại, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế là nhu cầu về hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể nước ta ngày càng tăng, diễn biến phức tạp đòi hòi phải nghiên cứu hoàn thiện pháp luật một cách cụ thể, sâu sắc.
5. Nguyên tắc tôn trọng cơ thể con người
Tôn trọng cơ thể con người (hay không công cụ hóa cơ thể người) là những nguyên tắc cội rễ của cả bốn nguyên tắc trên. Bởi nguyên tắc tôn trọng cơ thể con người vô cùng quan trọng, có sức bao quát tất cả các trường hợp có thể phát sinh trong đời sống dân sự liên quan đến công nghệ y sinh học vốn rất đa dạng và vô cùng ngạy cảm, phức tạp. Chính vì thế mà nó có tác động định hướng tương lai, tìm kiếm sự đồng thuận giữa các quan điểm khác nhau và có giá trị tuyên truyền trong cộng đồng.
Con người là trung tâm vủa mọi hoạt động xã hội. Yếu tố con người luôn được nhấn mạnh, tô đậm, đặt lên hàng đầu. Được tôn trọng cơ thể là quyền của mọi cá nhân, nó là một trong những nội dung cơ bản của quyền con người. Quyền đầu tiên, cơ bản nhất của con người là quyền sống, tức là cơ thể của họ phải được tôn trọng, “pháp luật bảo đảm vị trí tối cao của con người, nghiêm cấm mọi hành vi xúc phạm đến nhân phẩm và bảo đảm cho con người được tôn trọng ngay từ khi mới bắt đầu sự sống” (Điều 16 Luật dân sự Pháp). Sự tôn trọng cơ thể con người tạo nên tính bất khả xâm phạm của nó: mỗi cá nhân có quyền được toàn vẹn về thân thể, được bảo vệ, chống lại mọi sự xâm phạm của người khác, ngay cả khi đã chết. Điều này đòi hỏi trách nhiệm của các cơ sở y tế phải khôi phục về mặt thẩm mĩ thi thể sau khi lấy xác, BPCT người đó hay khi không còn nhu cầu sử dụng cho mục đích nghiên cứu, giảng dạy thì mọi BPCT người được tiến hành hủy, thi thể được mai táng, tất cả đều phải được thực hiện với sự trang trọng, kính cẩn.
Nội dung này của nguyên tắc tôn trọng cơ thể con người đã được Việt Nam ghi nhận trong các văn bản luật. Việc tôn trọng cơ thể con người không chỉ ở chỗ được bảo vệ bởi cơ chế bất khả xâm phạm mà còn ở chỗ ngăn chặn mọi khả năng công cụ hóa với quy chế phi tài sản cơ thể người. Cơ thế người và bộ phận cấu thành không thể là đối tượng của quyền tài sản.
6. Quyền được thông tin của người hiến
Được thông tin là quyền cơ bản và quan trọng của cả người hiến, nhận. Nó xuất phát từ quyền được tôn trọng của người bệnh đã được áp dụng từ lâu trong ngành y tế. Đây là nội dung quyền không thể thiếu cũng là quyền đầu tiên của họ. Bởi như đã phân tích, sự đồng ý của người hiến phải trên cơ sở được thông tin đầy đủ, rõ ràng, không thể có sự che giấu nào của bác sĩ hay sự nhầm lẫn nào của người hiến, cho phép họ có sự cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa ra quyết định. Vì vậy các văn bản khuyến nghị quốc tế đều đề quyền này thành nguyên tắc. Việt Nam không quy định đây là nguyên tắc hay một quyền cụ thể trong các văn bản pháp luật mà chỉ thể hiện nội dung quyền này trong rải rác các quy định về thủ tục hiến với tư cách trách nhiệm tư vấn các thông tin một cách chung chung của cơ sở y tế trong hệ thống hiến xác, BPCT người. Thông tin được cung cấp ở đây phải đáp ứng hai thuộc tính đúng và đủ. Nội dung thông tin thuộc quyền của người hiến không phải là những thông tin cho phép xác định danh tính người nhận nên không trái với nguyên tắc bảo mật thông tin. Nguyên tắc quyền được thông tin chính là thể hiện sự thận trọng, minh bạch từ phía hệ ngành y tế, cũng là tạo niềm tin cho nhân dân đối với hoạt động hiến xác, BPCT sau khi chết vô cùng cao cả và nhạy cảm này.