Hiện nay các dự án dầu tư xây dựng đang rất phát triển. Pháp luật đã kịp thời đặt ra nhiều quy định nhằm điều chỉnh hoạt động này. Vậy các nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án đầu tư xây dựng được quy định như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Các nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án đầu tư xây dựng:
1.1. Nguyên tắc quản lý dự án là gì?
Căn cứ Điều 3 Luật xây dựng 2014 quy định: Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để:
+ Xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng
+ Nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định.
Các nguyên tắc quản lý dự án là những hướng dẫn nền tảng cho hoạt động chiến lược, ra quyết định, và giải quyết vấn đề, các nguyên tắc này tương thích với nhau và nguyên tắc này ngược lại với nguyên tắc khác. Các tiêu chuẩn chuyên môn và phương pháp luận đều sẽ dựa trên cơ sở của những nguyên tắc này. Như vậy, có thể hiểu nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án đầu tư xây dựng là những quy định có vai trò nhằm hướng dẫn hành vi của những người tham gia vào trong dự án, đồng thời mọi hoạt động trong hoạt động quản lý sẽ dựa trên những nguyên tắc này để đưa ra quy định.
1.2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng cần tuân theo những nguyên tắc nào?
Các nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án đầu tư xây dựng đó là:
– Dự án đầu tư xây dựng được quản lý thực hiện theo kế hoạch, chủ trương đầu tư, đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Điều 51 của Luật Xây dựng đó là: Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng, có phương án công nghệ và phương án thiết kế xây dựng phù hợp, bảo đảm chất lượng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường, bảo đảm cấp đủ vốn đúng tiến độ của dự án, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.
– Điều 4 của Luật Xây dựng năm 2014 quy định về các nguyên tắc chung trong hoạt động xây dựng, từ những nguyên tắc này thì nguyên tắc quản lý đối với các hoạt động đầu tư xây dựng của dự án là:
+ Hoạt động đầu tư xây dựng công trình phải bảo đảm theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của từng địa phương;
+ Bảo đảm ổn định cuộc sống của nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với quốc phòng, an ninh và ứng phó với biến đổi khí hậu.
+ Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng.
+ Bảo đảm tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng;
+ Bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng, nhà cao tầng; ứng dụng khoa học và công nghệ
+ Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản; phòng, chống cháy, nổ;
+ Bảo vệ môi trường.
+ Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình vả đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
+ Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ các điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án
+ Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác
2. Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng:
Căn cứ Điều 20 Nghị định 15/2021/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng thì hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng được quy định như sau:
– Người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức tổ chức quản lý dự án theo quy định tại Điều 62 của Luật Xây dựng năm 2014 cụ thể đó là:
+ Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án theo chuyên ngành sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thì áp dụng Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực.
+ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án áp dụng đối với dự án sử dụng vốn nhà nước quy mô nhóm A có công trình cấp đặc biệt.
+ Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác và dự án có tính chất đặc thù, đơn lẻ thì thuê tư vấn quản lý dự án.
Trường hợp nếu người quyết định đầu tư giao cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình là chủ đầu tư dự án thì người quyết định đầu tư giao chủ đầu tư có trách nhiệm ký hợp đồng thuê với:
+ Ban quản lý dự án chuyên ngành
+ Ban quản lý dự án khu vực để thực hiện quản lý dự án theo quy định.
– Đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ.
– Trường hợp điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ không có quy định cụ thể thì hình thức tổ chức quản lý dự án được thực hiện theo quy định của Nghị định này.
– Đối với dự án sử dụng vốn khác, người quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý dự án phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của dự án.
3. Thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng:
Căn cứ Điều 24 Nghị định 15/2021/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng thì việc thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng phải đáp ứng những nội dung sau:
– Dự án đầu tư xây dựng có thể thuê tổ chức có đủ điều kiện tư vấn quản lý dự án. Tổ chức được thuê này có thể đảm nhận thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư.
– Tổ chức tư vấn quản lý dự án được lựa chọn có trách nhiệm thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của người đại diện và bộ máy trực tiếp quản lý dự án gửi đến chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan.
– Chủ đầu tư phải giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn quản lý dự án, kịp thời xử lý các vấn đề có liên quan giữa tổ chức tư vấn quản lý dự án với các nhà thầu và chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án.
– Đối với dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của
– Nếu các doanh nghiệp là thành viên của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước không đủ điều kiện năng lực để quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước ngoài ngân sách hoặc vốn khác thì được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định.
4. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực:
Căn cứ Điều 21 Nghị định 15/2021/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng thì:
– Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được áp dụng đối với các trường hợp đó là: Quản lý các dự án được thực hiện trong cùng một khu vực hành chính hoặc trên cùng một hướng tuyến, quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc cùng một chuyên ngành, quản lý các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay của cùng một nhà tài trợ có yêu cầu phải quản lý thống nhất về nguồn vốn sử dụng.
– Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ phù hợp với quy mô các dự án được giao quản lý gồm các bộ phận chủ yếu sau:
+ Ban giám đốc, các giám đốc quản lý dự án và các bộ phận trực thuộc để giúp Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án.
+ Giám đốc quản lý dự án của các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định.
+ Cá nhân đảm nhận các chức danh thuộc các phòng, ban điều hành dự án phải có chuyên môn đào tạo và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc do mình đảm nhận.
– Quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực do người quyết định thành lập phê duyệt, trong đó phải quy định rõ về các quyền, trách nhiệm giữa bộ phận theo quy định.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Luật Xây dựng năm 2014;
– Nghị định 15/2021/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng.