Nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam là gì? Nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam tiếng Anh là gì? Các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam?
Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự góp phần bảo đảm cho quá trình tiến hành tố tụng thực hiện một cách thống nhất. Đồng thời, các nguyên tắc cơ bản của tổ trọng cho việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;…Vậy các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành quy định như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
1. Nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam là gì?
1.1. Khái niệm luật tố tụng hình sự
Luật Tố tụng hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật, tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) quy định thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân và hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.
Tố tụng hình sự là trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật (khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự). Tố tụng hình sự bao gồm toàn bộ hoạt động của cơ quan tiến hành tổ tụng (cơ quan điều tra, viện kiểm sát,
1.2. Nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam
Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự là những định hướng chi phối tất cả hoặc một số hoạt động tố tụng hình sự, được các văn bản pháp luật ghi nhận.
Những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự là kim chỉ nam cho mọi hoạt động trong tố tụng hình sự. Các nguyên tắc này không chỉ định hướng cho hoạt động tố tụng hình sự mà còn định hướng cho việc xây dựng pháp luật trong thực tiễn. Một số nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự. Ngoài ra, một số nguyên tắc còn được ghi nhận trong các văn bản pháp luật khác liên quan như Luật tổ chức toà án nhân dân, Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân cụ thể hoá quy định của Hiến pháp.
2. Nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam tiếng Anh là gì?
Nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Tố tụng Hình sự tiếng Anh là “Fundamental Principles”
3. Các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam
Căn cứ vào quy định tại Chương II, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 ta có thể thấy những nguyên tắc cơ bản bao gồm:
Thứ nhất, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự: Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định.
Thứ hai, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân:
Khi tiến hành tố tụng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết.
Thứ hai, bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật:
Tố tụng hình sự được tiến hành theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật. Mọi pháp nhân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế.
Thứ ba, bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể:
+ Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
+ Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 . Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người.
Thứ tư, bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân
Mọi người có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân đều bị xử lý theo pháp luật.
Thứ năm, bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân
+ Không ai được xâm phạm trái pháp luật chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân.
+ Việc khám xét chỗ ở; khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này.
Thứ sáu, suy đoán vô tội:
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì: Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Và khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.
Thứ bảy, không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm: Không được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người mà hành vi của họ đã có bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp họ thực hiện hành vi nguy hiểm khác cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm.
Thứ tám, xác định sự thật của vụ án: Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Thứ chín, bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
Thứ mười, trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng:
Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình.
Thứ 11, Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự
Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm khởi tố vụ án, áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội, pháp nhân phạm tội.
Thứ 12, Tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra:
Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải tuân thủ pháp luật khi tiến hành hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
Thứ 13, Trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự
Thứ 14, Bảo đảm sự vô tư của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng:
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản, người chứng kiến không được tham gia tố tụng nếu có lý do cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Thứ 15, thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia: Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn do Bộ luật này quy định.
Thứ 16, thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật: Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.
Thứ 17, Tòa án xét xử tập thể: Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn do Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định.
Thứ 18, Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai: Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, bảo đảm công bằng.
Thứ 19, Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm
Thứ 20, Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm:
Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm: Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này. Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật.
Thứ 21, bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án:
Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Thứ 22, tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự
Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trường hợp này phải có phiên dịch.
Thứ 23, Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự: Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự.
Thứ 24, bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự
Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự.
Thứ 25, bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự:
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó..
Thứ 26, kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự: Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thường xuyên kiểm tra việc tiến hành các hoạt động tố tụng thuộc thẩm quyền; thực hiện kiểm soát giữa các cơ quan trong việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Trên đây là toàn bộ những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng Hình sự 2015, các cá nhân, cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền tham gia tiến hành tố tụng hình sự phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ những nguyên tắc trên để đảm bảo quá trình giải quyết vụ án hình sự,