Các nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Hoạt động đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất là một trong những hoạt động không thể thiếu và vô cùng quan trọng trong việc quản lý nhà nước về đất đai. Khi có đầy đủ những điều kiện về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành những thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Vậy các nguyên tắc cấp giấy chứng nhận chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm những nguyên tắc nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: “Các nguyên cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.
Luật sư
– Cơ sở pháp lý:
1. Các nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất được tiến hành theo nguyên tắc phải được cấp theo từng thửa đất. Theo đó, nguyên tắc này được thể hiện như sau: việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở sẽ được cấp theo thửa. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp một người sử dụng đất mà có và đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một khu vực (xã, phường, thị trấn) mà người sử dụng đất có yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giây chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó theo quy định của pháp luật.
– Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp thửa đất đó có nhiều người cùng sở hữu chung, khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đó thì sẽ phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận. Nếu trong trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện. Việc ghi đầy đủ những thông tin và tên của những người cùng sở hữu quyền sử dụng đất, quyền sở hữu chung nhà ở, tài sản gắn liền với đất để đảm bảo về quyền và lợi ích của những người đó trong việc chuyển nhượng, sử dụng, định đoạt,… về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất.
– Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đối với những người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất khi những chủ thể này đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về thuế theo quy định của pháp luật. Về nguyên tắc, khi những chủ thể này đã hoàn thành đầy đủ những nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, không có những hành vi, dấu hiệu như: trốn thuế, đóng thiếu, hụt các loại thuế,… thì người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất khi có yêu cầu về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Và người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
– Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng: Trong trường thì khi tiến hành thủ tục cấp giấy phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Việc ghi tên cả hai vợ chồng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để đảm bảo về quyền và nghĩa vụ của cả hai vợ chồng (trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người). Nếu trong trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
– Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp đo đạc lại mà diện tích thửa đất thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất và ranh giới thửa đất thực tế có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có Giấy chứng nhận hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất thì việc xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm được thực hiện theo quy định của pháp luật. Đây cũng là một trong những trường hợp diên ra khá phổ biến hiện nay, trong trường hợp này, nếu diện tích đất tăng thêm do nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất đã có Giấy chứng nhận thì việc thực hiện thủ tục chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho đối với diện tích đất tăng thêm theo quy định và thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận cho thửa đất gốc (thửa đất chưa có diện tích đất tăng thêm).
– Đối với trường hợp thửa đất gốc đã có Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất mà không yêu cầu người sử dụng đất thực hiện thủ tục hợp thửa đất, thì Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm xác nhận vào Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm và gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế, trình cấp Giấy chứng nhận, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai cho toàn bộ diện tích thửa đất đang sử dụng, trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Đối với việc thực hiện thủ tục nhượng, thừa kế, tặng cho đối với diện tích đất tăng thêm theo quy định của pháp luật thì thủ tục cấp Giấy chứng nhận lần đầu cho thửa đất gốc theo quy định của pháp luật. Theo đó, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm xác nhận vào Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm và gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế, trình cấp Giấy chứng nhận, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai cho toàn bộ diện tích thửa đất đang sử dụng, trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất mà diện tích đất tăng thêm do nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất ( được quy định trước ngày 01 tháng 7 năm 2014) và diện tích đất tặng thêm đó có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, theo đó, việc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất, và thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật( trong trường hợp thửa đất gốc đã được cấp giấy chứng nhận). Khi đó, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm xác nhận vào Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm và gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế. Sau đó, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trình cấp Giấy chứng nhận, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai cho toàn bộ diện tích thửa đất đang sử dụng, trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật.
– Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận lần đầu đối với toàn bộ diện tích thửa đất và thửa đất gốc đã có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, theo đó, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận lần đầu được tiến hành theo quy định của pháp luật.