Hiện nay, doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam cần phải thực hiện nhiều nghĩa vụ khác nhau, trong đó phải kể đến nghĩa vụ nộp thuế. Tùy thuộc vào ngành nghề khác nhau thì doanh nghiệp có các nghĩa vụ thuế phù hợp với loại hàng hóa kinh doanh, buôn bán. Trong phạm vi bài viết này sẽ đề cập đến các loại thuế phải nộp khi buôn bán vật liệu xây dựng.
Mục lục bài viết
1. Các loại thuế phải nộp khi buôn bán vật liệu xây dựng:
Cá nhân, tổ chức khi tham gia hoạt động kinh doanh có thể thực hiện ở nhiều loại hình khác nhau nhưng thông thường khi thành lập doanh nghiệp, cụ thể là doanh nghiệp buôn bán vật liệu xây dựng sẽ vẫn phải thực hiện trách nhiệm về nộp thuế. Doanh nghiệp sẽ phải nộp 4 loại thuế khác nhau gồm: thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN).
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh khác nhau mà doanh nghiệp cần phải đóng thêm các khoản thuế khác như: thuế tài nguyên; thuế xuất nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế bảo vệ môi trường,..Trong phạm vi bài viết này thì tác giả sẽ chỉ đề cập đến các loại thuế cơ bản, những bài viết chứa nội dung chuyên sâu sẽ được trình bày tại những bài viết khác.
1.1. Thuế môn bài:
Khi nói đến nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp thì không thể không nhắc đến thuế môn bài (hay lệ phí môn bài) Đây được biết đến là khoản tiền thuế hàng năm của doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh thường xuyên hoặc buôn từng chuyến hàng phải nộp, nghĩa vụ này được hướng dẫn dựa theo Pháp lệnh Thuế Công thương nghiệp 1983. Điểm đặc biệt của mức lệ phí môn bài đó là phụ thuộc vào số vốn điều lệ được ghi trên giấy chứng nhận chứng nhận thành lập doanh nghiệp hoặc doanh thu (với hộ và cá nhân kinh doanh).
Để có thể tìm hiểu về , mức thu lệ phí môn bài cả năm đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì tại Điều 1.3 Văn bản hợp nhất 33/VBHN-BTC đã quy định như sau:
BẬC LỆ PHÍ MÔN BÀI | VỐN ĐĂNG KÝ | MỨC LỆ PHÍ MÔN BÀI CẢ NĂM |
Bậc 1 | Trên 10 tỷ | 3.000.000 đồng |
Bậc 2 | Từ 5 tỷ đến 10 tỷ | 2.000.000 đồng |
Bậc 3 | Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ | 1.500.000 đồng |
Bậc 4 | Dưới 2 tỷ | 1.000.000 đồng |
1.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):
Thuế thu nhập doanh nghiệp được biết đến là một trong những loại thuế cho dù doanh nghiệp tồn tại dưới hìn thưc nào cũng phải thực hiện nghĩa vụ. Thuế thu nhập doanh nghiệp được biết đến là loại thuế thu trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý.
Hiện nay, thuế TNDN được tính theo công thức quy định tại Thông tư 96/2015/TT-BTC như sau:
Tính thuế TNDN phải nộp:
Số thuế TNDN phải nộp = ( Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)) x Thuế suất thuế TNDN
Tính thu nhập tính thuế được thực hiện theo công thức:
Thuế thu nhập | = | Thu nhập chịu thuế | – | Thu nhập được miễn thuế | + | Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định |
Tính thu nhập chịu thuế:
Thu nhập chịu thuế | = | Doanh thu | – | Chi phí được trừ | + | Các khoản thu nhập khác |
Lưu ý: Thuế suất thuế TNDN được quy định tại Điều 11 Thông tư 78/2015/TT-BTC được quy định như sau:
Thuế suất được áp dụng đối với doanh nghiệp là 20% (mức này sẽ được áp dụng từ 01/01/2016);
Mức thuế suất thuế TNDN được áp dụng đối với hoạt động nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên quý hiếm (gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wolfram, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu mỏ) thì doanh nghiệp sẽ được tăng cao hơn với thuế suất chung đó là áp dụng thuế suất 50%;
Liên quan đến hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam thì thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động này là 32% đến 50% được áp dụng trên thực tế;
Đối với việc thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, dự án đầu tư, quyền tham gia dự án đầu tư và quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật thì có trách nhiệm tiến hành việc hạch toán riêng để kê khai nộp thuế doanh nghiệp với thuế suất là 20%
Xét đến trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên nằm tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/ NĐ-CP của chính phủ áp dụng thuế suất thuế TNDN là 40%.
1.3. Thuế giá trị gia tăng (GTGT):
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong suốt các giai đoạn từ sản xuất, kinh doanh đến khi hàng hóa, dịch vụ đó được tiêu thụ.Thuế giá trị gia tăng được khai theo tháng, trừ trường hợp phải khai theo quý theo quy định tại Thông tư
Mặc dù vậy nhưng doanh nghiệp để tính được số tiền thuế GTGT mỗi doanh nghiệp phải nộp thì phải dựa trên 02 phương pháp kê khai cơ bản: Phương pháp kê khai thuế GTGT khấu trừ và Phương pháp kê khai thuế GTGT trực tiếp.
1.4. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN):
Thuế thu nhập cá nhân được biết đến là loại thuế đánh vào thu nhập của cá nhân nhưng tổ chức trả thu nhập phải thực hiện khấu trừ thuế TNCN của người lao động trước khi trả thu nhập và có trách nhiệm khai, nộp số tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
Doanh nghiệp ki muốn tính mức thuế phải nộp và cách tính thuế được áp dụng là:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất
Bên cạnh các loại thuế phải thực hiện đã nêu trên thì doanh nghiệp buôn bán vật liệu xây dựng có thể sẽ phải nộp thêm các loại thuế doanh nghiệp khác như: thuế tài nguyên môi trường; thuế xuất khẩu và nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế bảo vệ môi trường; thuế sử dụng đất.
2. Doanh nghiệp khi tiến hành nộp các loại thuế cần lưu ý những điều gì?
Có thể thấy, nghĩa vụ nộp thuế là một trong những nghĩa vụ quan trọng của doanh nghiệp đối với nền kinh tế chung nên khi nộp các loại thuế cho doanh nghiệp nên cần có những hiểu biết nhất định để đảm bảo tuân thủ quy định thuế và tránh các hành vi vi phạm về vấn đề liên quan, cụ thể:
– Doanh nghiệp cần có sự tìm hiểu và tuân thủ quy định thuế: Để đảm bảo tuân thủ đúng nghĩa vụ thuế thì yếu tố cót lõi để thực hiện tốt vấn đề này là sự chủ động tìm hiểu và nắm bắt được quy định về thuế để thực hiện theo quy định, tránh ảnh hưởng hoạt động kinh doanh;
– Phải xác định loại thuế đúng cách: Để đảm bảo được quyền lợi của doanh nghiệp thì cần phải xác định đúng loại thuế, để có thể thực hiện được vấn đề này chính xác nhanh chóng thì phải nộp dựa trên hoạt động kinh doanh của bạn. Như đã biết, các loại thuế thông thường bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN), và nhiều loại thuế khác;
– Nên có sự vận dụng phần mềm kế toán và thuế vào trong hoạt động quản lý: Liên quan đến vấn đề thuế cần đặc biệt quan tâm về tính chính xác, nhanh chóng nên nếu doanh nghiệp có sử dụng phần mềm kế toán và thuế để quản lý tài chính doanh nghiệp và tính toán thuế sẽ đem lại hiệu quả tối ưu trong vấn đề nộp thuế, giảm nguy cơ sai sót;
– Cần lưu ý về việc tuân thủ thời hạn nộp thuế: Mỗi loại thuế khác nhau sẽ có những thời điểm thực hiện khác nhau nên cần phải để ý và ghi nhớ về thời gian nộp thuế để tránh mất tiền vì phạt trễ nộp thuế;
– Doanh nghiệp cần lưu trữ hồ sơ tài chính đầy đủ và cẩn thận: Hồ sơ kế toán và tài chính của doanh nghiệp là cơ sở, tài liệu để cơ quan có thẩm kiểm tra, quản lý nên việc lưu trữ cẩn thận có ý nghĩa quan trọng bởi trong bất kỳ thời điểm nào cũng có thể được yêu cầu bởi cơ quan thuế để kiểm tra và kiểm tra lại;
– Liên tục cập nhật những nội dung pháp luật đổi mới về thuế: Không ngừng cập nhật thông tin, tìm hiểu kỹ lưỡng về vấn đề thuế để nhận biết những thay đổi trong luật thuế và chính sách thuế của quốc gia hoặc khu vực khi áp dụng vào trong hoạt động của doanh nghiệp. Bởi, các quy định về pháp luật nói chung, về vấn đề thuế nói riêng có thể thay đổi theo thời gian và nếu không có sự cập nhật thì sẽ bị ảnh hưởng đến doanh nghiệp buôn bán vật liệu xây dựng;
– Khi gặp những vướng mắc trong việc thực hiện hoạt động thuế thì cần tìm đến sự tư vấn với chuyên gia thuế hoặc công ty kiểm toán có kinh nghiệm để đảm bảo sự hoạt động tuân thủ đúng quy định; Đồng thời, cũng cần thực hiện quy trình kế toán chặt chẽ để tránh mọi vấn đề pháp lý và tiết kiệm chi phí thực hiện. Khi thực hiện được vấn đề này cũng góp phần tối ưu về sự phát triển bền vững của doanh nghiệp
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất số 33/VBHN-BTC của Bộ Tài chính: Thông tư hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế;
– Thông tư số 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại
– Thông tư số 78/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính: Sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng xăng, dầu thuộc nhóm 27.10 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
THAM KHẢO THÊM: