Các loại hợp đồng đối tác công tư. Quy định của pháp luật về hợp đồng PPP, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và các loại hợp đồng khác.
Các loại hợp đồng đối tác công tư. Quy định của pháp luật về hợp đồng PPP, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và các loại hợp đồng khác.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư: Tôi thấy pháp luật hiện hành đang quy định về loại hợp đồng đối tác công tư. Xin hỏi luật sư hợp đồng đối tác công tư là hợp đồng gì? và nội dung nó như thế nào ? Và cụ thể thì nó gồm những loại hợp đồng gì?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Đầu tư theo hình thức đối tác công tư là một thuật ngữ mới được nhắc đến từ Quyết định 71/2010/QĐ-TTg quyết định về việc ban hành quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công – tư, sau khi thid điểm thành công thì đầu tư theo hình thức đối tác công tư được luật hóa và được quy định trong các văn bản pháp luật như Luật đầu tư năm 2014, Luật đầu tư công 2014 và Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư hay còn gọi là hợp đồng PPP hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.
Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư theo pháp luật hiện hành bao gồm những loại hợp đồng cụ thể sau (Điều 3 Nghị định 15/2015/NĐ-CP):
– Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BTO) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ quan nhà nước cóthẩm quyền và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định.
– Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện Dự án khác theo các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 14 và Khoản 3 Điều 43 Nghị định này.
– Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOO) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư sở hữu và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định.
– Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ (sau đây gọi tắt là hợp đồng BTL) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư theo các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định này.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BLT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư theo các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định này; hết thời hạn cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Hợp đồng Kinh doanh – Quản lý (sau đây gọi tắt là hợp đồng O&M) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để kinh doanh một phần hoặc toàn bộ công trình trong một thời hạn nhất định.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Quyền và nghĩa vụ khi tham gia ký kết hợp đồng đối tác đầu tư PPP
– Hỏi về việc ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP
– Bảo đảm thực hiện hợp đồng BOT
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí