Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào khoản thu nhập doanh nghiệp phải chịu thuế. Thuế TNDN bao gồm các khoản thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và các loại thu nhập khác theo quy định của pháp luật. Vậy các khoản chi phúc lợi nào được trừ khi tính thuế TNDN?
Mục lục bài viết
1. Các khoản chi phúc lợi nào được trừ khi tính thuế TNDN?
Khoản 1 Điều 6 Văn bản hợp nhất 66/VBHN-BTC 2019 hợp nhất Thông tư hướng dẫn về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định về các khoản chi được trừ và sẽ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, Điều này quy định rõ rằng chỉ trừ các khoản chi không được trừ mà pháp luật quy định, doanh nghiệp sẽ được trừ đi mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Khoản chi thực tế mà phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
– Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật.
– Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm có cả tiền thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Lưu ý rằng:
– Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của những văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
– Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm để ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định khoản thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không có dùng số tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có về các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả là ở trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định về việc thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).
Thêm nữa, căn cứ phần 2.30 khoản 2 Điều 6 Văn bản hợp nhất 66/VBHN-BTC năm 2019 hợp nhất Thông tư hướng dẫn về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định một trong những các khoản chi mà không có được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đó chính là các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:
– Các khoản thực chi cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc của doanh nghiệp, bao gồm có:
+ Khoản chi phí đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp.
+ Khoản chi phí tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp.
+ Khoản phí thực hiện tư vấn, khám và xét nghiệm HIV
+ Khoản chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của doanh nghiệp.
– Khoản thực chi để thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn luyện, các hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ và phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác theo đúng những quy định của pháp luật có liên quan.
– Khoản thực chi để hỗ trợ cho tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội ở trong doanh nghiệp.
– Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động bao gồm có:
+ Khoản chi phí trả cho người dạy.
+ Khoản chi tài liệu học tập.
+ Khoản chi thiết bị dùng để hoạt động giáo dục nghề nghiệp, vật liệu thực hành.
+ Những chi phí khác hỗ trợ cho người học.
– Chi phí đào tạo của doanh nghiệp cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc ở tại doanh nghiệp
– Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho chính người lao động như:
+ Khoản chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động;
+ Khoản chi nghỉ mát, chi hỗ trợ Điều trị;
+ Khoản chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo;
+ Khoản chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau;
+ Khoản chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập;
+ Khoản chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động;
+ Khoản chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (chỉ trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho chính người lao động);
+ Các khoản chi có tính chất phúc lợi khác.
Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
– Các khoản chi khác mang tính chất đặc thù, phù hợp theo từng ngành nghề, lĩnh vực theo như văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Như vậy, qua quy định trên có thể khẳng định được rằng những khoản chi phúc lợi được trừ khi tính thuế TNDN bao gồm có:
-Tiền đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động
– Tiền nghỉ mát, chi hỗ trợ Điều trị
– Tiền hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo
– Tiền hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau
– Tiền khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập
– Tiền hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động
– Tiền bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (chỉ trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động)
– Các khoản chi có tính chất phúc lợi khác.
Lưu ý rằng, tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện ở trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
2. Cách xác định tổng số chi các khoản phúc lợi được trừ khi tính thuế TNDN:
Như đã nói ở mục trên, có tổng 08 các khoản chi phúc lợi được trừ khi tính thuế TNDN và tổng số chi có tính chất phúc lợi đó không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện ở trong năm tính thuế của doanh nghiệp. Tại phần 2.30 khoản 2 Điều 6 Văn bản hợp nhất 66/VBHN-BTC 2019 hợp nhất Thông tư hướng dẫn về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện ở trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng. Trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì khi đó việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện ở trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.
Như vậy, cách xác định tổng số chi các khoản phúc lợi được trừ khi tính thuế TNDN như sau:
– Trường hợp 1: doanh nghiệp hoạt động đủ 12 tháng trở lên
Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện ở trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng
– Trường hợp 2: doanh nghiệp hoạt động chưa đủ 12 tháng
Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện ở trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.
Lưu ý rằng, quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó cho đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm có số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
3. Khoản chi phúc lợi vượt quá lương bình quân thực tế có được trừ khi tính thuế TNDN:
Như đã nói ở các mục trên, tổng số chi có tính chất phúc lợi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện ở trong năm tính thuế của doanh nghiệp và có 02 trường hợp xác định tổng số chi các khoản phúc lợi được trừ khi tính thuế TNDN đó là trường hợp doanh nghiệp hoạt động đủ 12 tháng trở lên và trường hợp doanh nghiệp hoạt động chưa đủ 12 tháng. Sau khi xác định được tháng lương bình quân thực tế thực hiện ở trong năm tính thuế của doanh nghiệp mà có tháng lương bình quân thực tế cao hơn so với 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện ở trong năm tính thuế của doanh nghiệp thì phần vượt quá đó sẽ không được trừ khi tính thuế TNDN, bởi tổng số chi có tính chất phúc lợi không được quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 66/VBHN-BTC 2019 hợp nhất Thông tư hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: