Đại lý bảo hiểm có vai trò quan trọng trong mô hình kinh doanh bảo hiểm, là hình thức cầu nối trực tiếp giữa một doanh nghiệp bảo hiểm với những khách hàng có tiềm năng. Vậy các hoạt động nào bị pháp luật nghiêm cấm đối với đại lý bảo hiểm?
Mục lục bài viết
1. Các hoạt động nào bị nghiêm cấm đối với đại lý bảo hiểm?
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về hoạt động đại lý bảo hiểm. Trong đời sống xã hội ngày càng phát triển thì hoạt động đại lý bảo hiểm cũng ngày càng được chú trọng quan tâm. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 có quy định về hoạt động đại lý bảo hiểm. Theo đó thì hoạt động đại lý bảo hiểm là khái niệm để chỉ một hoặc một số hoạt động theo ủy quyền của các doanh nghiệp bảo hiểm hoặc ủy quyền của các chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, các chủ thể được xác định là tổ chức tương hỗ cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi mô bao gồm quá trình tư vấn sản phẩm bảo hiểm, giới thiệu sản phẩm bảo hiểm, các hoạt động liên quan đến chào bán sản phẩm bảo hiểm, hoạt động về việc thu xếp quá trình giao kết hợp đồng bảo hiểm đối với các đối tác, thu phí bảo hiểm theo quy định của pháp luật và thu thập hồ sơ để tiến hành hoạt động phục vụ cho việc giải quyết yêu cầu bồi thường và trả tiền bảo hiểm trên thực tế. Hoạt động bảo hiểm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mặc dù là vậy, pháp luật cũng có những quy định cụ thể về các hoạt động bị nghiêm cấm đối với đại lý bảo hiểm. Mọi hành vi vi phạm hoạt động bị cấm đối với đại lý bảo hiểm đều bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật và sẽ bị xử lý trên thực tế theo các điều luật tương ứng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 thì có thể nói, các hành vi bị nghiêm cấm đối với đại lý bảo hiểm có thể kể đến như sau:
– Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm, hoạt động nhượng tái bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm khi không có giấy phép thành lập và hoạt động được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
– Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm, hoạt động nhượng tái bảo hiểm, hoạt động liên quan đến quá trình môi giới bảo hiểm không đúng phạm vi được cấp phép bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động kinh doanh dịch vụ phụ trợ bảo hiểm khi không đáp ứng được đầy đủ các điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện các hành vi gian lận bao gồm các hành vi như sau: Thông đồng với người thu gọn để tiến hành hoạt động giải quyết bồi thường trái quy định của pháp luật và trả tiền bảo hiểm trái quy định của pháp luật, có hành vi giả mạo tài liệu hoặc có hành vi cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm và hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm, có hành vi giả mạo tài liệu và cố ý làm sai lệch các thông tin để có thể từ chối bồi thường và từ chối chi trả tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra trên thực tế, tự gây thiệt hại về tài sản hoặc gây thiệt hại về sức khỏe của mình để có thể được hưởng quyền lợi bảo hiểm;
– Có hành vi đe dọa hoặc có hành vi cưỡng ép giao kết hợp đồng bảo hiểm với bất kỳ hình thức nào.
Như vậy thì có thể nói, trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm thì pháp luật hiện nay có quy định về việc nghiêm cấm các đại lý bảo hiểm thực hiện các hành vi nêu trên trái quy định của pháp luật.
2. Điều kiện để được hoạt động đại lý bảo hiểm hiện nay:
Pháp luật hiện nay cũng quy định cụ thể về điều kiện để được hoạt động đại lý bảo hiểm. Theo đó thì để được hoạt động đại lý bảo hiểm cần phải đáp ứng được những điều kiện quy định cụ thể tại Điều 125 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022. Có thể kể đến một số điều kiện để được hoạt động đại lý bảo hiểm như sau:
Thứ nhất, cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm sẽ cần phải tuân thủ và đáp ứng một số điều kiện cơ bản sau đây:
– Là công dân Việt Nam thường trú trên lãnh thổ của Việt Nam;
– Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
– Có chứng chỉ đại lý bảo hiểm phù hợp với quy định của pháp luật căn cứ tại Điều 130 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022.
Thứ hai, các tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm cần phải đáp ứng được những điều kiện cơ bản sau đây:
– Phải được thành lập và hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ của Việt Nam;
– Đã đăng ký ngành nghề kinh doanh hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Đối với các tổ chức hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề hoặc các văn bản xác nhận và đồng ý của cơ quan có thẩm quyền phải có nội dung liên quan đến hoạt động đại lý bảo hiểm;
– Phải có nhân viên trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm đáp ứng được đầy đủ các điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 125 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 theo như phân tích nêu trên;
– Điều kiện về nhân sự và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, để có thể được hoạt động đại lý bảo hiểm thì các chủ thể là tổ chức hoặc cá nhân cần phải đáp ứng được những điều kiện cơ bản nêu trên.
3. Nguyên tắc hoạt động của đại lý bảo hiểm:
Pháp luật hiện nay cũng quy định cụ thể về nguyên tắc hoạt động của đại lý bảo hiểm. Căn cứ theo quy định tại Điều 127 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 có quy định về nguyên tắc hoạt động của đại lý bảo hiểm. Theo đó thì quá trình hoạt động đại lý bảo hiểm sẽ cần phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau:
– Cá nhân không được đồng thời làm đại lý bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoạt động trong cùng một loại hình bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mà cá nhân đó đang trực tiếp làm đại lý. Vấn đề này để đảm bảo tính cạnh tranh không lành mạnh, các cá nhân đang làm đại lý bảo hiểm cho bất kỳ một tổ chức tương hỗ cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi mô sẽ không được đồng thời làm đại lý bảo hiểm cho các tổ chức tương hỗ khác cũng cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi mô đó;
– Các tổ chức không được đồng thời làm đại lý bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm hoặc cho các chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, cho các tổ chức tương hỗ cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi mô khác nếu không được sự đồng ý bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm, của các chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và các tổ chức tương hỗ cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi mô mà tổ chức đó đang trực tiếp làm đại lý;
– Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm và nhân viên trong các tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm sẽ chỉ được thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm đối với những sản phẩm bảo hiểm mà đã được đào tạo trước đó;
– Thông tin của các cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm và thông tin của các nhân viên trong tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm trên thực tế sẽ phải được đăng ký và cập nhật trên cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022;
– Các cá nhân đã được cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật nhưng không hoạt động đại lý bảo hiểm trong khoảng thời gian 03 năm liên tục kể từ ngày cấp chứng chỉ thì sẽ phải thực hiện thi lấy chứng chỉ đại lý bảo hiểm mới trước khi tiến hành hoạt động đại lý.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022;
– Nghị định số 46/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.