Hoạt động sẵn sàng chiến đấu? Hoạt động chiến đấu, phục vụ chiến đấu? Hoạt động phối hợp của Dân quân tự vệ?
Hiện nay có thể thấy lực lượng dân quân tự vệ đóng vai trò rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Không chỉ thực hiện những hoạt động xây dựng và phát triển nền kinh tế cho nước nhà mà lực lượng này còn có vai trò trong công tác và hoạt động chiến đấu cũng nhưu sẵn sàng chiến đấu. Vậy cụ thể những hoạt động của dân quân tự vệ theo Luật dân quân tự vệ được pháp luật quy định như thế nào. Dưới đây
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Hoạt động sẵn sàng chiến đấu
Căn cứ theo quy định tại điều 29. Hoạt động sẵn sàng chiến đấu
1. Duy trì và thực hiện chế độ hoạt động sẵn sàng chiến đấu của Dân quân tự vệ.
2. Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch về Dân quân tự vệ.
3. Làm nòng cốt xây dựng thôn, xã, phường, thị trấn chiến đấu; tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, khu vực phòng thủ, nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân ở địa phương.
4. Tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng và hoạt động khác.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Hiện nay có thể thấy không những lực lượng dân quân tự vệ mà tất cả các lực lượng trong vũ trang nhân dân đều thực hiện theo chế độ hoạt động sẵn sàng chiến đấu này bởi vì tuy là đang ở trong thời bình thế nhưng phải luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu để có thể chuẩn bị tinh thần bảo vệ đất nước tốt nhất. Theo đó có thể thực hiện chế độ sẵn sàng chiến đấu thì lực lượng dân quân tự vệ cần phải thường xuyên quán triệt, giáo dục, xây dựng ý chí quyết tâm, tinh thần, trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu. Đây là tiền đề, có ý nghĩa quyết định tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm, tinh thần khắc phục khó khăn, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ.
Thực hiện kế hoạch về Dân quân tự vệ theo đó để có thể bảo đảm tốt công tác kỹ thuật, hậu cần phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu. có thể nói đây là hai mặt công tác bảo đảm để đội dân quân tự vệ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Theo đó đối với lực lượng dân quân tự vệ này cần thực hiện nghiêm nghị quyết, chỉ thị, kết luận, đề án về công tác kỹ thuật của các cấp, các ngành, Cuộc vận động quản lý, khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và An toàn giao thông, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của lực lượng dân quân tự vệ.
Ngoài ra đối với hoạt động làm nòng cốt xây dựng thôn, xã, phường, thị trấn tức là lực lượng dân quân tự vê là lực lượng nòng cốt giúp đỡ nhân dân, cùng với lực lượng công an nhân dân, quân đội nhân dân để thực hiện chức năng quản lý trật tự, an toàn, an ninh xã hội, vai trò này được thể hiện cả trong thời chiến và thời bình. Hiện nay trong thời bình song song với việc sẵn sàng chiến đấu thi dân quân tự vệ cúng là lực lượng nòng cốt có nhiệm vụ vừa lao động sản xuất và dân quân tự vệ vừa đóng vai trò xung kích trong bảo vệ sản xuất, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, địch hoạ, các sự cố nghiêm trọng và lực lượng dân quan tự vệ góp phần phối hợp với lực lượng an ninh cơ sở giữ gìn an ninh chính trị và giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở và thực hiện những hoạt động tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện góp phần xây dựng khu vực phòng thủ địa phương ngày càng vững chắc.
Thẩm quyền chỉ đạo công tác trong hoạt động sẵn sàng chiên đấu là của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết.
2. Hoạt động chiến đấu, phục vụ chiến đấu
Căn cứ theo quy định tại điều 30. Hoạt động chiến đấu, phục vụ chiến đấu Luật dân quân tự vệ 2019 quy định cụ thể:
1. Mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
2. Bảo vệ việc phòng tránh, sơ tán của cơ quan, tổ chức, Nhân dân và mục tiêu được giao.
3. Đánh địch bảo vệ thôn, xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức trong khu vực phòng thủ.
4. Phục vụ chiến đấu trong khu vực phòng thủ.
5. Tham gia đấu tranh chính trị; xây dựng, củng cố thôn, xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức bám trụ chiến đấu.
Ngoài hoạt động sẵn sàng chiến đấu thì đôi dân quân tự vệ còn có vai trò đối với việc thực hiện nhiệm vụ trong động chiến đấu, phục vụ chiến đấu cụ thể đó là về hoạt động như mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ khi cần thiết và trách nhiệm xây dựng lực lượng phòng thủ tục là được tổ chức về quốc phòng, an ninh theo địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nằm trong hệ thống phòng thủ chung của cả nước để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.
Ngoài ra dân quân tự vệ còn tham gia vào các hoạt đông như phục vụ chiến đấu trong khu vực phòng thủ và thực hiện nhiệm vụ của mình để tổ chức bám trụ chiến đấu.
3. Hoạt động phối hợp của Dân quân tự vệ
Căn cứ theo quy định tại điều 31. Hoạt động phối hợp của Dân quân tự vệ Luật dân quân tự vệ 2019 quy định cụ thể:
1. Dân quân tự vệ phối hợp với lực lượng chức năng trong các hoạt động sau đây:
a) Bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trời Việt Nam;
b) Bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật;
c) Tuyên truyền, vận động Nhân dân xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện; thực hiện chính sách xã hội;
d) Phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và hoạt động phòng thủ dân sự khác.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như trên chúng ta có thể thấy tại mục 1,2 chúng tôi đã đưa ra quy định mà pháp luật đưa ra đối với hoạt động của dân quân tự vệ, nhiệm vụ cuối cùng đó là trong hoạt động phối hợp của Dân quân tự vệ. Có thể hiểu cụ thể như sau:
Thứ nhất, đội dân quan tự vệ phối hợp với lực lượng chức năng để bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trời Việt Nam điều này rất quan trọng và cần thiết vì không chỉ với Việt Nam mà tất cả các nước, lãnh thổ quốc gia luôn đóng vai trò là cơ sở vật chất cho sự tồn tại của quốc gia, và lãnh thổ quốc gia có giá trị thiêng liêng và bất biến. Cùng với đó, lãnh thổ quốc gia cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong mối quan hệ giữa các quốc gia theo đó việc lực lượng dân quân tự vệ phối hợp với các lực lương khác để bảo vệ chủ quyền của dân tộc là vô cùng quan trọng và mang ý nghĩa sâu sắc.
Thứ hai, hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia có thể hiểu đây là việc sử dụng các biện pháp để thực thi an ninh của một đất nước. Đây là một vấn đề cần thiết để đảm bảo duy trì sự tồn tại của một quốc gia thông qua sức mạnh kinh tế, ngoại giao, vũ trang. Mục tiêu của an ninh quốc gia là những đối tượng, công trình, địa điểm, an ninh, quốc phòng, kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội, các danh mục được bảo vệ theo quy định pháp luật.
Thứ ba, Vận động nhân dân xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc tức là xây dựng lên cơ sở thống nhất hành động thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh của địa phương,
Thứ tư, phòng chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh thì lực lượng dân quan tự vệ có thể thực hiện hoạt động của mình như luôn có mặt ở thời điểm quan trọng nhất, nơi khó khăn, phức tạp, nguy hiểm nhất. Thực tế đã khẳng định vai trò của dân quân tự vệ có khả năng ứng cứu kịp thời cho nhân dân. Cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu; xây dựng kế hoạch, dự kiến các phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, tổ chức luyện tập, phối hợp với các lực lượng khác sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai cho lực lượng dân quân tự vệ này.
Kết luận: Như những nội dung đã phân tích như trên có thể hiểu lực lượng dân quân tự vệ có trách nhiệm thực hiện phòng thủ dân sự trong thời bình và thời chiến theo qui định của pháp luật.
Trên đây là thông tin