Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Điều 5 Nghị định 68/2010/NĐ-CP như sau:
Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Điều 5 Nghị định 68/2010/NĐ-CP như sau:
Điều 5. Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Hình thức xử phạt chính
Đối với từng hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo
Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi vi phạm do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
b) Phạt tiền
Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm để quyết định mức phạt tiền trong khung phạt tiền đã được quy định tại Nghị định này đối với từng hành vi vi phạm. Mức phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực là mức trung bình của khung phạt tiền đối với hành vi đó; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt có thể giảm thấp hơn nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung phạt tiền; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức phạt có thể tăng cao hơn nhưng không được tăng quá mức tối đa của khung phạt tiền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung
Ngoài các hình thức xử phạt chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng có thời hạn Giấy phép hoạt động điện lực;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng làm phương tiện vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực;
c) Tịch thu toàn bộ số tiền thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;
d) Thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực.
3. Ngoài các hình thức xử phạt chính và xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
b) Buộc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn;
c) Buộc nộp đủ phí, lệ phí theo quy định;
d) Buộc bồi thường toàn bộ số tiền tổn thất do hành vi vi phạm gây ra;
đ) Buộc kiểm định lại thiết bị đo đếm điện hoặc thay thế thiết bị đo đếm điện khác;
e) Buộc chia tách Đơn vị phát điện có tổng công suất đặt các nhà máy điện trên 25% tổng công suất đặt toàn hệ thống;
g) Buộc sử dụng các thiết bị đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật;
h) Buộc ký hợp đồng mua bán điện.