Trong các trường hợp muốn chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật quy định như thế nào? Các hình thức chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp gồm những hình thức nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Mục lục bài viết
1. Quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Căn cứ tại khoản 4 điều 4
4. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Theo đó, quyền sở hữu công nghiệp là quyền và vừa là nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến việc sử dụng, chuyển dịch các đối tượng sở hữu công nghiệp. Các quyền chủ quan này phải phù hợp pháp luật nói chung và pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp nói riêng bao gồm các quyền nhân thân và quyền tài sản của các chủ thể trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, quyền ngăn chặn những hành vi xâm phạm hoặc cạnh tranh không lành mạnh đối với các quyền của những người sáng tạo ra hoặc người sử dụng hợp pháp các đối tượng đó theo quy định của pháp luật
2. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp:
Pháp luật Việt Nam đã ghi nhận quyền sở hữu công nghiệp là một phần không thể thiếu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và việc ghi nhận này được thể hiện thông qua 3 nội dung quyền sở hữu công nghiệp như sau:
Ban hành quy phạm pháp luật
Để bảo đảm cho tính hiệu lực thực thi mà Nhà nước ban hành các quy định pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp. Nhờ vậy mà quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể được giữ vững hơn. Từ cách thức xác lập quyền, thủ tục, trình tự để xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các đối tượng phải đăng ký đều được thể hiện rõ ràng. Muốn được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, tác giả và những chủ thể khác có liên quan phải nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Đối tượng của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bao gồm quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, tên thương mại và quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý. Từng đối tượng này sẽ có những yêu cầu khác nhau. Muốn được bảo vệ bằng quyền này thì buộc phải đáp ứng các yêu cầu đó. Vì vậy mà góp phần tạo nên tính thống nhất chung cho cơ chế này.
Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp
Khi quyền sở hữu công nghệ được xác lập cũng là lúc chủ sở hữu phát sinh quyền bảo vệ đối với tài sản trí tuệ của mình. Mọi hoạt động liên quan đến các đối tượng đó đều phải nhận được sự đồng ý. Người nào sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp của người khác đang trong thời gian bảo hộ mà không xin phép chủ sở hữu các đối tượng này thì bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (trừ các trường hợp có quy định riêng). Khi đó tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Mục đích của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp:
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp với mục đích để bảo vệ pháp chế, là bảo đảm sự chấp hành pháp luật trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp này nhằm đảm bảo cho các nội dung của quy phạm pháp luật được thi hành một cách nghiêm chỉnh, có hiệu lực theo quy định của pháp luật. Thông qua đó bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của xã hội và của chủ sở hữu đối tượng theo quy định
4. Các hình thức chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp:
Trên thực tế có nhiều tiêu chí để phân biệt các hình thức chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
– Căn cứ vào ý chí của các bên, gồm: hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp và chuyển quyền theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ nhất, hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là hợp đồng được giao kết theo thỏa thuận tự nguyện giữa bên chuyển quyền sở hữu công nghiệp và bên được chuyển quyền về việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
Thứ hai, chuyển quyền theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo quy định tại Điều 45
+ Mục đích việc sử dụng sang chế phải vì mục đích công nghiệp, phi thương mại như: phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh…
+ Người có nhu cầu sử dụng sáng chế đã không đạt được sự thỏa thuận với chủ sở hữu trong một khoảng thời gian nhất định về việc ký kết hợp đồng sử dụng sang chế mặc dù đã cố gắng thương lượng với mức giá về việc ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế mặc dù đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thỏa đáng.
+ Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế trong việc sản xuất sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh.
+ Người có yêu cầu sử dụng sáng chế cũng có thể đưa ra lý do người nắm độc quyền sử dụng sang chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
– Căn cứ vào phạm vi quyền, gồm: hợp đồng sử dụng độc quyền và hợp đồng không độc quyền.
Thứ nhất, hợp đồng sử dụng độc quyền là dạng hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời gian chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
Thứ hai, hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền vừa chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho bên được chuyển quyền trong phạm vi và thời hạn chuyển giao.
– Căn cứ vào chủ thể là bên chuyển quyền trong hợp đồng, gồm: hợp đồng cơ bản và hợp đồng thứ cấp không cơ bản.
Thứ nhất, hợp đồng cơ bản là hợp đồng trong đó bên chuyển quyền chính là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp.
Thứ hai, hợp đồng thứ cấp không cơ bản là hợp đồng trong đó bên chuyển quyền không phải là chủ sở hữu đố tượng sở hữu công nghiệp mà là người được chuyển giao quyền sử dụng độc quyền theo hợp đồng khác và được phép chuyển quyền cho bên thứ ba.
5. Nhãn hiệu có được bảo hộ sở hữu công nghiệp hay không?
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác định dựa theo văn bằng bảo hộ được Cục sở hữu trí tuệ cấp. Và đối với quyền này thì chủ sở hữu nhãn hiệu có những quyền sau đây
Thứ nhất, Quyền sử dụng và cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu:
+ Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên bao bì hàng hóa, hàng hóa, phương tiện dịch vụ, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong các hoạt động kinh doanh;
+ Lưu thông, chào bán. Tàng trữ để bán, quảng cáo để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ;
+ Nhập khẩu dịch vụ, hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ.
+ Nhãn hiệu với chức năng là phân biệt sản phẩm, dịch vụ của các chủ thể sản xuất khác nhau thì việc gắn nhãn hiệu lên phương tiện kinh doanh, bao bì hàng hóa là hành vi phổ biến nhất trong 3 hành vi nêu trên.
Thứ hai, Quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu:
Pháp luật Việt Nam có các quy định cụ thể về quyền của chủ sở hữu trong việc ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ dựa trên việc quy định những hành vi bị xem là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu theo Khoản 1 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định
Bên cạnh đó, ở một số trường hợp thì chủ sở hữu không được phép ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu. Đó là những trường hợp không ảnh hưởng đến khả năng sử dụng và khai thác của chủ sở hữu chứng minh được yếu tố chính xác của việc bảo hộ đó trước ngày nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý
Thứ ba, quyền định đoạt nhãn hiệu:
Nhãn hiệu được xem là một loại tài sản đặc biệt và là một đối tượng sở hữu công nghiệp có khả năng và giá trị khai thác thương mại rất lớn. Quyền định đoạt của tài sản này sẽ thuộc về chủ sở hữu và được quy định cụ thể ở phần chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Trong đó gồm có chuyển giao và chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp. Chuyển giao, chuyển nhượng tức là chủ sở hữu cho phép các tổ chức , cá nhân khác sở hữu, sử dụng nhãn hiệu đó.
Trên đây là thông tin chúng tôi tư vấn về nội dung Các hình thức chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý:
Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019