Hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là gì? Về hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, Bộ luật sinh sự 2015 vẫn được quy định 04 loại, sắp xếp theo thứ tự tăng dần về tính nghiêm khắc: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn.
Mục lục bài viết
1. Hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là gì?
Pháp luật hình sự Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn và thời kỳ lịch sử hình thành và phát triển đã có nhiều dấu mốc lịch sử thay đổi và hoàn thiện. Cùng với sự tồn tại và diễn biến ngày càng phức tạp của tình hình tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên, dưới 18 tuổi, các hình phạt cũng vì thế được xây dựng và phát triển trong các Bộ luật hình sự nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động đấu tranh và phòng ngừa tội phạm.
Ngày 01/01/2018,
Bộ luật sinh sự 2015 đã hoàn thiện và phát triển hệ thống 07 nguyên tắc xử lý (Điều 91 Bộ luật sinh sự 2015) xây dựng hành lang pháp lý cơ bản có tính ổn định và vững chắc định hướng quá trình áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Tinh thần chung của các nguyên tắc này nhằm hướng tới mở rộng áp dụng các hình phạt không tước tự do, các biện pháp tha miễn, giám sát, giáo dục, thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tù có thời hạn. Qua đó, thể hiện quan điểm nhân đạo, khoan hồng trong xử lý trách nhiệm hình sự với người dưới 18 tuổi của nhà nước ta đặc biệt trong xu hướng chung của thế giới phát huy bảo vệ quyền của người chưa thành niên và quá trình thúc đẩy đề án Luật bảo vệ người dưới 18 tuổi trong hoàn cảnh pháp lý đặc biệt của Việt Nam hiện nay.
Xoay quanh các quy định về hình phạt đối với người dưới 18 tuổi, Bộ luật sinh sự 2015 đặt ra nhiều vấn đề liên quan: Quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể (chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt), Tổng hợp hình phạt (trong trường hợp phạm nhiều tội, trong nhiều bản án), tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích…Tuy nhiên, để đảm bảo sự cô đọng, chiều sâu của nội dung, trong khuôn khổ luận văn, tác giả chỉ tập trung phân tích nội hàm 04 loại hình phạt cụ thể qua đó đánh giá hiệu quả áp dụng trong thực tiễn.
2. Các hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội:
Về hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, Bộ luật sinh sự 2015 vẫn được quy định 04 loại, sắp xếp theo thứ tự tăng dần về tính nghiêm khắc: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn.
2.1. Hình phạt cảnh cáo:
Cảnh cáo là sự khiển trách công khai của Nhà nước đối với người phạm tội và hành vi phạm tội của họ. Qua hoạt động xét xử và áp dụng hình phạt cảnh cáo của Tòa án, Nhà nước lên án hành vi vi phạm pháp luật của người phạm tội, giúp người phạm tội nhận ra được sai lầm của bản thân để sửa chữa, không tái phạm. Hình phạt này không tạo ra những tổn hại về tài sản hay thể chất của người dưới 18 tuổi phạm tội mà có sức ảnh hưởng giáo dục tinh thần. Do đó, cảnh cáo là hình phạt không tước tự do có mức độ nhẹ nhất trong các hình phạt được áp dụng cho người dưới 18 tuổi phạm tội, thiên về tính giáo dục, cải tạo giúp đỡ người phạm tội hướng thiện.
Đến Bộ luật sinh sự 2015, hình phạt cảnh cáo vẫn được coi là hình phạt chính có tính nghiêm khắc nhẹ nhất trong hệ thống các hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Với ưu điểm mang tính giáo dục cao giúp người phạm tội nhận thức và sửa chữa sai lầm, không tước tự do của người phạm tội, hình phạt này đang được nhà nước ta khuyến khích các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng trong thực tiễn xét xử. Về nội dung và kỹ thuật lập pháp, cảnh cáo đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định tại Bộ luật sinh sự 2015 không có gì thay đổi so với Bộ luật sinh sự 1999. Không có quy định riêng về hình phạt này tại Chương XII Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Cảnh cáo được quy định chung tại Điều 34 Bộ luật sinh sự 2015 áp dụng cho cả người dưới 18 tuổi và người từ đủ 18 tuổi phạm tội: “Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt”. Mặt khác, theo quy định tại Điều 12 Bộ luật sinh sự , người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự với 28 tội danh thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng cụ thể do đó :
Về đối tượng áp dụng: Chỉ áp dụng hình phạt cảnh cáo với đối tượng là người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội.
Về điều kiện áp dụng: phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng không thuộc trường hợp được miễn hình phạt.
Việc thi hành hình phạt cảnh cáo được thực hiện bằng việc Tòa án tuyên án đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại phiên tòa. Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cảnh cáo được coi như không có án tích (Điều 107 Bộ luật sinh sự 2015). Quy định này đã có sự thay đổi so với Điều 77 Bộ luật sinh sự 19999, người chưa thành niên đương nhiên được xóa án tích sau 6 tháng nếu bị phạt cảnh cáo.
2.2. Hình phạt phạt tiền:
Phạt tiền là hình phạt buộc người phạm tội phải nộp một khoản tiền nhất định vào ngân sách nhà nước. Đây là hình phạt thông qua việc tước đi lợi ích vật chất của người phạm tội để tác động đến ý thức của họ nhằm đạt được mục đích răn đe, trừng trị và giáo dục. Trong pháp luật hình sự Việt Nam, phạt tiền vừa có thể là hình phạt chính, vừa có thể là hình phạt bổ sung. Tuy nhiên, khi áp dụng với người dưới 18 tuổi phạm tội, phạt tiền chỉ có thể là hình phạt chính bởi xét về nguyên tắc, không được áp dụng hình phạt bổ sung với đối tượng này. Trong hệ thống các hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, phạt tiền được coi là loại hình phạt không tước tự do có tính chất nghiêm khắc hơn so với cảnh cáo.
Về đối tượng áp dụng: Là người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi. Mặc dù, so với Bộ luật sinh sự 1999, Nguyên tắc “không áp dụng hình phạt tiền đối với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi” đã được bãi bỏ tại Bộ luật sinh sự 2015. Tuy nhiên, quy định cụ thể tại hình phạt tiền vẫn giới hạn, không áp dụng với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thông qua sự ràng buộc bởi quy phạm pháp luật cụ thể về phạt tiền trong Bộ luật sinh sự 2015.
Về điều kiện áp dụng: Người phạm tội phải có thu nhập hoặc tài sản riêng. Thu nhập của người dưới 18 tuổi phạm tội có thể là những thu nhập xuất phát lao động, kinh doanh, buôn bán. Đó có thể là những thu nhập ổn định hoặc không ổn định. Tài sản của người dưới 18 tuổi phạm tội là những tài sản thuộc quyền sở hữu của họ do lao động, được tặng, cho, thừa kế. Nếu họ còn sống phụ thuộc vào gia đình không có thu nhập do lao động nhưng có tài sản riêng từ tặng cho, thừa kế,…thì vẫn được áp dụng.
Về mức tiền phạt: Mức phạt tiền có thể áp dụng với người dưới 18 tuổi phạm tội không được quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định. Người dưới 18 tuổi phạm tội có thể nộp phạt một lần hay nhiều lần theo quyết định của Tòa án. Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt tiền nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra hoặc lập công lớn, thì Tòa án có thể xem xét quyết định giảm hoặc miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại.
Xét về mặt hình thức, tại phần quy định riêng về hình phạt tiền, Bộ luật sinh sự 2015 vẫn giữ nguyên nội dung, đối tượng áp dụng, mức tiền phạt áp dụng trong hình phạt này đối với người dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, thực tế đã có sự mở rộng hơn về phạm vi áp dụng theo loại tội phạm do có sự thay đổi quy định chung về hình phạt tiền tại Điều 35 Bộ luật sinh sự 2015 so với Điều 30 Bộ luật sinh sự 1999. Thay vì áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định, Điều 35 Bộ luật sinh sự 2015 xác định phạm vi áp dụng đối với các trường hợp sau: (1) Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng; (2) Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định. Như vậy, người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật thì được áp dụng hình phạt tiền.
Việc mở rộng phạm vi áp dụng giúp tạo điều kiện cho người dưới 18 tuổi phạm tội được có thêm cơ hội áp dụng hình phạt không tước tự do, tăng thêm sự lựa chọn cân nhắc cho thẩm phán khi quyết định hình phạt. Mặt khác, điều này là hoàn toàn phù hợp với xu thế mới của xã hội hiện đại, khi mà tỷ lệ người dưới 18 tuổi phạm tội sở hữu tài sản riêng và có thu nhập ổn định ngày càng có chiều hướng gia tăng, quy định về độ tuổi lao động có tính chất mở rộng hơn với đối tượng người dưới 18 tuổi (
2.3. Cải tạo không giam giữ:
Cải tạo không giam giữ là hình phạt buộc người phạm tội phải cải tạo, giáo dục tại nơi làm việc, học tập và cư trú dưới sự giám sát của cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập và chính quyền địa phương nơi họ cư trú. Cải tạo không giam giữ là hình phạt có nội dung giáo dục sâu sắc không buộc người được áp dụng hình phạt này phải cách ly khỏi xã hội. Họ vẫn có thể thực hiện công việc thường ngày và sống trong môi trường gia đình và xã hội như trước đây.
So với các hình phạt không tước tự do khác trong pháp luật hình sự Việt Nam, cải tạo không giam giữ là hình phạt có tính khả thi cao, được nhiều thẩm phán lựa chọn áp dụng trong thực tiễn xét xử người dưới 18 tuổi phạm tội. Hình phạt này vừa có ưu điểm không cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội vừa có tính nghiêm khắc nhất định trong quá trình giám sát, quản lý người phạm tội đặc biệt là người dưới 18 tuổi. Nhìn chung, cải tạo không giam giữ có tính nghiêm khắc cao hơn so với cảnh cáo và phạt tiền, đồng thời không tước hoàn toàn tự do của người dưới 18 tuổi phạm tội. Có lẽ, chính vì vậy, Bộ luật sinh sự 2015 đã chú trọng sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện quy định về hình phạt này.
Tại Điều 100 Bộ luật sinh sự 2015, Cải tạo không giam giữ được quy định như sau:
1. Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng.
2. Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, thì không khấu trừ thu nhập của người đó.
3. Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.
Có thể thấy, Bộ luật hình sự hiện hành đã có những bước tiến bộ lớn trong việc mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ. So với quy định tại Điều 73 Bộ luật sinh sự 1999, ngoài việc áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ cho người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, tại Bộ luật sinh sự 2015 cho phép áp dụng hình phạt này đối với trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý và trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng.
Sự mở rộng và phân hóa trách nhiệm hình sự rõ ràng giữa các nhóm tuổi của đối tượng dưới 18 tuổi phạm tội là minh chứng cho chính sách pháp luật nhân đạo, khoan hồng và đảm bảo tính công bằng của nhà nước ta khi áp dụng hình phạt với người dưới 18 tuổi phạm tội. Theo đó, với đặc điểm của hình phạt cải tạo không giam giữ, người bị kết án phải chịu sự giám sát cộng đồng theo dõi quá trình học tập, cải tạo để hoàn lương do đó việc thường xuyên và mở rộng áp dụng hình phạt trên thực tiễn xét xử, thi hành án sẽ có hiệu quả giáo dục, cải tạo lớn, tính khả thi của việc thi hành án cao mà vẫn đảm bảo mục đích trừng trị của hình phạt bởi hệ thống các quy phạm về nghĩa vụ của người bị kết án.
Mặt khác, tại Điều 36 Bộ luật sinh sự 2015, hình phạt cải tạo không giam giữ đã bổ sung thêm nghĩa vụ lao động phục vụ cộng đồng của người phạm tội, điều này không loại trừ trách nhiệm của người dưới 18 tuổi phạm tội: “Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ. Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần”.
Theo đó, người dưới 18 tuổi bị kết án cải tạo không giam giữ trong trường hợp không có hoặc bị mất việc làm, phải thực hiện nghĩa vụ lao động tạo ra giá trị có ích cho xã hội vừa giúp người bị kết án nhận ra được giá trị của cuộc sống lương thiện lao động chân chính, có cơ hội gần gũi, gắn kết với mọi người, sớm tái hòa nhập cộng đồng. Nghĩa vụ lao động phục vụ cộng đồng theo Bộ luật sinh sự 2015 đã bước đầu xây dựng được nội dung cụ thể về thời gian lao động phục vụ, góp phần làm chặt chẽ hơn tiến trình áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ trong thực tiễn.
Việc quy định càng chặt chẽ và rõ ràng các điều kiện áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ sẽ là tiền đề vững chắc để Tòa án cân nhắc quyết định áp dụng | hình phạt này trong thực tiễn xét xử người dưới 18 tuổi phạm tội.
2.4. Hình phạt tù có thời hạn:
Tù có thời hạn là hình phạt buộc người kết án cách ly khỏi xã hội trong thời gian nhất định để học tập, lao động và cải tạo. Bản chất của hình phạt này là hạn chế sự tự do của người phạm tội. Đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, tù có thời hạn được coi là hình phạt tước tự do duy nhất cũng là hình phạt nghiêm khắc nhất. Bởi lẽ, theo nguyên tắc xử lý chung của pháp luật nước ta, đối tượng này không bị áp dụng hình phạt chung thân hoặc tử hình.
Tù có thời hạn là loại hình phạt có lịch sử lâu đời và rất thông dụng trong luật hình sự Việt Nam. Đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, đây là hình phạt nghiêm khắc nhất nhưng cũng được áp dụng phổ biến nhất trong thực tiễn xét xử và thường được áp dụng độc lập hoặc đi kèm với biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện: Án treo.
Trong lịch sử lập pháp hình sự của Việt Nam, các quy định về hình phạt tù có thời hạn có tính chất ổn định cao, ít thay đổi. Do đó, hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi theo quy định tại Điều 101
Thực chất, ý nghĩa của hình phạt tù có thời hạn là cho phép cách ly những người có mức độ nguy hiểm lớn đối với xã hội, ngăn cản họ khỏi những điều kiện phạm tội trong cộng đồng. Nó vừa đảm bảo được giáo dục và phòng ngừa riêng lại vừa đảm bảo được giáo dục và phòng ngừa chung. Tuy nhiên, hình phạt này mang những hạn chế nhất định: làm cho người bị kết án mất đi những thói quen có ích cho bản thân được hình thành trong môi trường xã hội bình thường như quan hệ gia đình, bạn bè, học tập, lao động, sinh hoạt…
Vì môi trường ở trại giam có những đặc trưng khác biệt, tác động xấu đến tâm lý và điều kiện cơ sở vật chất của người bị kết án. Điều này gây khó khăn ít nhiều cho họ khi mãn hạn tù trở về với cuộc sống bình thường. Đặc biệt là với người dưới 18 tuổi phạm tội, họ đang trong lứa tuổi phát triển thể lực, trí lực cũng như nhân cách thì hình phạt này có ảnh hưởng sâu sắc đến tương lai của họ. Việc can thiệp hạn chế tự do đối với người dưới 18 tuổi phạm tội đôi khi sẽ tạo ra phản ứng ngược, tiêu cực về tâm sinh lý khiến họ tự cô lập bản thân với xã hội và có nguy cơ làm tăng khả năng tái phạm của họ khi trở về với cộng đồng.
Do đó, sự thay đổi lớn nhất đối với hình phạt này khi áp dụng với người dưới 18 tuổi phạm tội tại Bộ luật sinh sự 2015 chính là quy định chung về nguyên tắc xử lý: “Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất”.
Qua đó, các nhà làm luật nhấn mạnh việc hạn chế tối đa áp dụng hình phạt tù có thời hạn với người dưới 18 tuổi phạm tội và thể hiện quan điểm đối xử nhân đạo, khoan hồng với đối tượng này khi cho họ hưởng mức án nhẹ hơn người đủ 18 tuổi trong điều kiện phạm tội tương ứng (có định mức rõ ràng, cụ thể chia theo từng nhóm tuổi) và áp dụng “thời hạn thích hợp ngắn nhất” (đây là thời hạn tùy nghi phụ thuộc vào quá trình xem xét, áp dụng của Hội đồng xét xử và được quy định trong một khuôn khổ nhất định).
Ngoài ra, tại Bộ luật sinh sự 2015 cũng bổ sung quy định 01 trường hợp được loại trừ áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Khoản 2 Điều 38: “Không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng”. Xâu chuỗi với quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự tại Điều 12 Bộ luật sinh sự 2015, có thể thấy, người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nếu phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng do vô ý mà có nơi cư trú rõ ràng thì không áp dụng hình phạt tù có thời hạn mà xem xét các chế tài hình phạt không tước tự do khác, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt nếu đủ điều kiện theo quy định pháp luật.