Các hành vi vi phạm thủ tục về thuế? Chế tài xử phạt với hành vi vi phạm thủ tục về thuế?
Trong khoa học pháp lý, vi phạm pháp luật được hiểu là hành vi làm trái các quy định của pháp luật, do tổ chức hoặc cá nhân thực hiện với một lỗi xác định (cố ý hoặc vô ý), gây thiệt hại đến lợi ích chung và do đó phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi đó của mình. Từ quan niệm này, có thể định nghĩa vi phạm pháp luật về thuế là hành vi làm trái các quy định pháp luật về thuế, do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, gây thiệt hại đến trật tự công cộng và phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi đó của mình.
Mục lục bài viết
1. Các hành vi vi phạm thủ tục về thuế:
– Trong thực tiễn pháp lý, các hành vi vi phạm pháp luật thuế diễn ra rất đa dạng, tinh vi và phức tạp, với nhiều dạng thức khác nhau. Việc phân loại các vi phạm pháp luật về thuế không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng, đặc biệt là giúp cho các nhà làm luật xây dựng được cơ chế xử lý phù hợp, thỏa đáng đối với từng nhóm loại và từng hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Đương nhiên, cho dù các vi phạm này tồn tại dưới những hình thức nào thì về phương diện bản chất, mỗi vi phạm đó đều thuộc về một trong các loại hình vi phạm chủ yếu sau đây:
+ Vi phạm hành chính về thuế Trên nguyên tắc, do đa số các quy định pháp luật về thuế thuộc loại quy phạm pháp luật hành chính nên phần lớn những hành vi vi phạm pháp luật về thuế diễn ra trong thực tế thuộc loại vi phạm hành chính. Về mặt lý thuyết, vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế là hành vi làm trái các quy định pháp luật hành chính trong lĩnh vực thuế, do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến những lợi ích được pháp luật hành chính bảo vệ nhưng chưa đến mức xử lý hình sự và phải chịu trách nhiệm hành chính.
– Có thể nhận diện các vi phạm hành chính về thuế thông qua những đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản sau đây:
+ Một là đối tượng vi phạm của các hành vi vi phạm hành chính về thuế chính là các quy phạm pháp luật hành chính về thuế. Các quy phạm pháp luật này được thể hiện trong hầu hết các đạo luật về thuế (ví dụ: Luật thuế giá trị gia tăng; Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu…).
+ Hai là việc tuyên bố một hành vi là vi phạm hành chính về thuế vốn dĩ thuộc thẩm quyền của các cơ quan hành chính và các công chức hành chính có thẩm quyền. Thông thường, sự tuyên bố này được thể hiện bằng một
Theo pháp luật hiện hành, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế bao gồm các dạng cơ bản sau đây:
– Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng kí thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng kí thuế so với thời hạn quy định
– Hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế
– Hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định
– Hành vi vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế
– Hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
– Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn
– Hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Ngoài ra, trường hợp tổ chức tín dụng không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt phải nộp của người nộp thuế theo quyết định cưỡng chế của cơ quan thuế cũng bị xử phạt vi phạm hành chính ; hoặc tổ chức, cá nhân liên quan có hành vi thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, gian lận thuế, không thực hiện quyết định cưỡng chế hành chính thuế cũng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
– Các hành vi vi phạm thủ tục về thuế tên tiếng Anh là: ” Violations of tax procedures“
2. Chế tài xử phạt với hành vi vi phạm thủ tục về thuế:
– Các vi phạm khác về thuế Trong lĩnh vực chấp hành pháp luật thuế, các vi phạm pháp luật về thuế không chỉ diễn ra dưới hình thức vi phạm hành chính hay vi phạm hình sự mà còn có thể diễn ra dưới những hình thức khác, tuy rằng trên thực tế hai loại vi phạm này – vi phạm hành chính và vi phạm hình sự về thuế vẫn được xem là chủ yếu. Xét về phương diện luật học, do những vi phạm khác về thuế diễn ra không nhiều và cũng ít được giới luật học quan tâm để ý nên lí thuyết về chúng vẫn còn khá nghèo nàn.
– Nhìn từ góc độ bản chất pháp lý, các vi phạm hành chính và vi phạm hình sự về thuế thực chất là những hành vi vi phạm các quy định pháp luật thuế về phương diện nội dung. Tuy nhiên, trong thực tế có tồn tại một bộ phận không nhỏ các quy phạm pháp luật về thuế được coi là những quy phạm pháp luật về hình thức, ví dụ: quy định về hình thức tờ khai đăng kí thuế, hình thức của văn bản kê khai thuế và văn bản thông báo thuế, hình thức văn bản quyết định giải quyết khiếu nại về thuế, hình thức đơn khiếu nại và đơn khởi kiện về thuế, hình thức đơn xin miễn giảm thuế và hoàn thuế; hình thức
– Về nguyên tắc, những hành vi làm trái các quy định này cũng phải được coi là vi phạm pháp luật thuế nhưng về bản chất chúng không phải là vi phạm hành chính hay vi phạm hình sự về thuế, do vậy, các chế tài áp dụng cho những hành vi vi phạm đó cũng không phải là chế tài hành chính hay chế tài hình sự. Trong thực tiễn, chế tài xử lý đối với loại vi phạm này được thực hiện chủ yếu bằng việc Nhà nước không thừa nhận giá trị pháp lý của các văn bản do người nộp thuế lập hoặc do cơ quan có thẩm quyền lập không đúng với hình thức luật định trong quá trình hành thu thuế.
– Chế tài hành chính: Trên nguyên tắc, chế tài hành chính chỉ được áp dụng để xử lý đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Vì vậy, muốn áp dụng chế thi hành chính đối với các hành vi vi phạm cụ thể trong lĩnh vực thuế, cần phải nhận diện rõ hành vi đó có phải là vi phạm hành chính hay không và tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó như thế nào để áp dụng biện pháp chế tài hành chính (cảnh cáo, phạt tiền hay các biện pháp khác…) cho phù hợp.
-Theo quy định của pháp luật hiện hành, các biện pháp chế tài hành chính (bao gồm biện pháp cảnh cáo, phạt tiền…) được áp dụng đối với các nhóm hành vi vi phạm hành chính về thuế như sau:
+ Thứ nhất, về nguyên tắc áp dụng các chế tài hành chính: Hình thức phạt cảnh cáo được áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định phải áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. | Hình thức phạt tiền được áp dụng đối với hầu hết các hành vi vi phạm pháp luật thuế, trong đó mức phạt tiền có thể khác nhau đối với mỗi loại hành vi vi phạm.
+ Thứ hai là việc tuyên bố một hành vi là vi phạm hành chính về thuế vốn dĩ thuộc thẩm quyền của các cơ quan hành chính và các công chức hành chính có thẩm quyền. Thông thường, sự tuyên bố này được thể hiện bằng một quyết định xử phạt vi phạm hành chính được ban hành theo đúng thể thức luật định.
– Vi phạm hình sự về thuế: Khác với vi phạm hành chính về thuế, vi phạm hình sự về thuế là hành vi trái pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm hại đến các lợi ích phát sinh từ quan hệ nộp thuế được luật hình bảo vệ. Có thể phân biệt vi phạm hình sự về thuế với các vi phạm pháp luật khác về thuế thông qua những đặc điểm cơ bản sau đây:
+ Một là đối tượng của hành vi vi phạm hình sự về thuế chính là các quy định có liên quan đến lĩnh vực thuế được quy định trong Bộ luật hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Bộ luật hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành bộ luật này chỉ quy định những hành vi nào được coi là vi phạm hình sự về thuế chứ không quy định thủ tục xử lý các hành vi vi phạm đó như thế nào, bởi lẽ vấn đề này vốn dĩ thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật tố tụng hình sự và các quy định có tính chất “dẫn chiếu” đã được quy định trong các đạo luật về thuế.
+ Hai là loại trách nhiệm pháp lý duy nhất áp dụng cho các hành vi vi phạm hình sự về thuế (hay còn gọi là các tội phạm về thuế) là trách nhiệm hình sự mà biểu hiện cụ thể của trách nhiệm hình sự là việc áp dụng các hình phạt đối với người phạm tội.
+ Ba là vi phạm hình sự về thuế là hành vi có mức độ nguy hiểm cao cho xã hội, cần được xử lý nghiêm khắc bằng hình luật nhằm trừng phạt đối với người phạm tội và ngăn chặn người khác phạm tội. Mọi hành vi vi phạm hình sự về thuế đều được coi là tội phạm và đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và có thể bị áp dụng hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự.
+ Bốn là việc tuyên bố một hành vi vi phạm hình sự về thuế là tội phạm, chỉ thuộc thẩm quyền của toà án. Trên nguyên tắc, sự tuyên bố này phải được thể hiện bằng một bản án hoặc quyết định xét xử do toà án tuyên theo đúng thể thức luật định.