Khái quát về công chứng viên, văn phòng công chứng? Các hành vi công chứng viên, văn phòng công chứng không được làm?
Trên cơ sở xã hội hóa các hoạt động của cơ quan nhà nước, công chứng là hoạt động đặc trưng nhằm chia sẻ gánh nặng trong quá trình giải quyết các vấn đề cho cá nhân, tổ chức của cơ quan nhà nước. Vai trò của công chứng được thực hiện thông qua công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng được thành lập theo quy định của pháp luật. Xuất phát từ vai trò đặc biệt của công chứng, pháp luật quy định khá chặt chẽ trong cơ chế đảm bảo các hành vi của công chức viên, trong đó có quy định về các hành vi bị cấm (tức là không được làm) trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình. Về bản chất, đây là những hành vi có ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức, xâm hại đến quan hệ xã hội do Luật Công chứng bảo vệ. Vậy, đó là những hành vi gì, nếu vi phạm sẽ có hình thức xử lý thế nào, trong bài viết này Luật Dương Gia sẽ trả lời một cách chi tiết nhất.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
Văn bản hợp nhất Luật Công chứng năm 2018
1. Khái quát về công chứng viên, văn phòng công chứng?
Trước khi đi vào các vấn đề về công chứng viên, văn phòng công chứng, tác giả đưa ra khái niệm về công chứng, bởi lẽ việc nghiên cứu khái niệm công chứng là vấn đề quan trọng có vai trò lí luận cũng như thực tiễn ảnh hưởng đến mô hình tổ chức cơ chế hoạt động của các phòng công chứng chung như văn phòng công chứng.
Theo Khoản 1, Điều 2 Luật Công chứng: “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”
Khái niệm này của Luật công chứng năm đã mở rộng phạm vi hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng, của công chứng viên so với trước đây, đó là việc công chứng viên thực hiện việc chứng nhận bản dịch giấy tờ nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho người dân cũng như giám áp lực công việc cho các cơ quan hành chính.
Hoạt động công chức là hoạt động không thể thiếu trong đời sống xã hội, hoạt động này được thực hiện thông qua công chứng viên mà họ lại làm việc trong các tổ chức hành nghề công chứng, điều này góp phần quan trọng trong việc tạo cho người dân ý thức trách nhiệm tốt hơn khi sử dụng các công cụ pháp lý để bảo vệ mình.
Văn phòng công chứng là một bộ phận của tổ chức hành nghề công chứng. Theo quy định tại Điều 22 của Luật Công chứng, Văn phòng công chứng là tổ chức dịch vụ công được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh, phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên, không có thành viên góp vốn. Tên của văn phòng công chứng được lấy theo tên của Trưởng văn phòng. Các quyền và nghĩa vụ của văn phòng công chứng được quy định trong Luật Công chứng và các văn bản pháp luật có liên quan.
Giữa phòng công chứng và văn phòng công chức có những sự khác biệt nhất định:
– Công chứng viên văn phòng công chức không phải là công chức, viên chức nhà nước, vì vậy lương và các khoản thu nhập khác từ hợp đồng công chứng, thù lao công chứng và nguồn thu hợp pháp khác thì hợp đồng công chứng. Nguồi tài chính của tổ chức hành nghề công chứng:
+ Đối với phòng công chứng là đơn vì sự nghiệp có tự chủ tài chính: Kinh phí do nhà nước cấp, kinh phí được trích lại từ hoạt động công chứng; thù lao công chứng.
+ Đối với văn phòng công chứng: kinh phí đóng góp của công chứng viên, phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu khác.
Công chức viên là người hoạt động trong các tổ chức hành nghề công chứng, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng. Tiêu chuẩn được để được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên được quy định tại Điều 8 Luật Công chứng, cụ thể: Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên: Có bằng cử nhân luật; Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật; Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng; Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng; Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
Như vậy, từ những phân tích ở trên về công chứng, văn phòng công chứng, công chứng viên, có thể thấy được tầm quan trọng của các chủ thể này trong hoạt động bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế – xã hội.
2. Các hành vi công chứng viên, văn phòng công chứng không được làm?
Vì nắm giữ nhiều thông tin trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, công chứng viên, văn phòng công chứng buộc phải có trách nhiệm trong việc không được thực hiện các hành vi gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, đó là các hành vi được quy định tại Điều 7, Luật Công chứng, cụ thể:
– Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin về nội dung công chứng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Các nội dung công chứng thường là các vấn đề quan trọng ví dụ như hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, việc tiết lộ sẽ gây ra những ảnh hưởng đến lợi ích về tiền bạc hoặc uy tín của cá nhân, tổ chức. Công chứng viên thực hiện hành vi vi phạm này có thể bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
– Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác. Công chứng viên vi phạm hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
– Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ,
– Từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng; sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng (sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng)
– Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được xác định, thỏa thuận; nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức có liên quan. Người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
– Ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình; cấu kết, thông đồng với người yêu cầu công chứng và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng, hồ sơ công chứng. Công chứng viên vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
– Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức mình trong việc hành nghề công chứng. Nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
– Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình, nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
– Tổ chức hành nghề công chứng mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký. Nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng, Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
– Công chứng viên đồng thời hành nghề tại hai tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác. Điều này nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp, chuyên môn, đảm bảo được hiểu quả làm việc của công chứng viên.
– Công chứng viên tham gia quản lý doanh nghiệp ngoài tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện hoạt động môi giới, đại lý; tham gia chia lợi nhuận trong hợp đồng, giao dịch mà mình nhận công chứng; nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
– Vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
Như vậy, gắn với mỗi hành vi bị cấm, pháp luật đã quy định về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính (hình phạt chính, hình phạt bổ sung, buộc khắc phục hậu quả), tùy thuộc vào mỗi hành vi, hình thức xử phạt sẽ có sự khác nhau. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của nhà nước đối với các chủ thể đặc biệt, góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ giữa công chứng viên và ‘khách hàng”.