Quy định về phương thức PPP? Các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư theo phương thức PPP?
Trong quá trình phát triển của đất nước, của nền kinh tế thị trường thì không thể nào không nhắc đến một công cụ kinh tế của Nhà nước chiếm một phần lợi thế to lớn, nguồn lợi dồi rào cho nền kinh tế của nước ta. Đồng thời thì quỹ đối tác công tư cũng được xem là một yếu tố rất quan trọng trong việc thức đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đối tác công tư nhân thấy tầm ảnh hưởng của mình do đó, đã thu hút một nguồn vốn không nhỏ từ tư nhân để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế – xã hội đất nước trong thời gian gần đây để nền kinh kế nước ta ngày càng trở nên lớn mạnh hơn.
Bên cạnh những thuận lợi và lợi ích mà đối tác công tư đem lại thì theo như quy định của pháp luật hiện hành và những nhận định được đưa ra trong quá trình áp dụng hình thức đối tác công tư này thì hoạt động đối tác công tư mà được sử dụng một cách thái quá, gây nên sự dàn trải, kém hiệu quả, thậm chí là thất thoát, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng thì nó sẽ không còn đem lại lợi ích cho đất nước mà lúc này đã trở thành gánh nặng cho một quốc gia. Do đó, khi thực hiện các hoạt động đối tác công tư thì cần phải chú ý đến vấn đề mà pháp luật quy định để tránh gây ra các thiệt hại về tài sản công mà cụ thể ở đây là việc không được thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Vậy, pháp luật Đầu tư hiện hành đã quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư theo phương thức đối tác công tư bao gồm những hành vi nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi đến quy bạn đọc nội dung về hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư theo phương thức đối tác công tư như sau:
Cơ sở pháp lý:Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020
1. Lợi thế của hình thức đầu tư PPP
Trên cơ sở quy định của pháp luật Đầu tư nói thì đã có quy định về định nghĩa của hình thức đối tác công tư: Do đó Đối tác công tư được viết tắt là PPP là một từ viết tắt của Public – Private Partnership là đầu tư theo hình thức đối tác công tư, đầu tư theo hình thức đối tác công tư là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.
Từ khái niệm trên, có thể thấy rằng hình thức PPP ra đời nhằm tối đa hóa hiệu quả của dự án công, đảm bảo chất lượng cáo cho các công trình công cọng à tận dụng tối đa, không lãng phí ngân sách nhằm đem lại lợi ích cho nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân tham gia và cả công chúng sử dụng dịch vụ công. Vì thế PPP mang lại những lợi thế như:
Thứ nhất, hình thức đối tác công tư hay còn được biết đến là hình thức PPP thúc đẩy mạnh mẽ hiệu quả của quá trình phân phối và quản trị cũng như việc quản lý các dự án.
Thứ hai, một đặc điểm không thể nào khống nhắc đến đó là hình thức hợp đồng PPP cung cấp đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong quá trình tiếp cận và hoàn thiện các hình thức đối tác công tư mới hiện nay
Thứ ba, có khả năng tiếp cận các công nghệ mới nhất, trong quá trình tiếp cần sẽ được biết đến với cả phần cứng và phần mềm và nắm bắt chúng.
Thứ tư, việc áp dụng các mô hình PPP có thể không yêu cầu chi tiền mặt ngay lập tức, do đó giảm gánh nặng chi phí thiết kế và xây dựng.
2. Các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư theo phương thức PPP
Trên thực tế thì để một hoạt động hay một lĩnh vực nào đó hoạt động đem lại nguồn lợi cho nền kinh tế, cho đất nước thì bên cạnh việc quy định các hành vi được làm thì cũng phải đưa ra các hành vi bị cấm để một hoạt động hay phương thức được thực hiện diễn ra một cách hiệu quả nhất. Đối với phương thức đối tác công tư ( PPP) cũng được pháp luật Đầu tư năm 2020 quy định về các hành vi vi bị nghiêm cấm trong đầu tư theo phương thức PPP. Những hành vi bị nghiêm cấm này được quy định tại Điều 10 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 như sau:
“1. Quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; không xác định được nguồn vốn nhà nước trong dự án PPP đối với dự án có yêu cầu sử dụng vốn nhà nước; không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật này.
2. Phê duyệt dự án PPP khi chưa có chủ trương đầu tư; không phù hợp với chủ trương đầu tư; không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật này.
3. Cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng thông đồng với tổ chức tư vấn, nhà đầu tư dẫn tới quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án PPP gây thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước, tài nguyên của quốc gia; làm tổn hại, xâm phạm lợi ích của công dân và của cộng đồng.
….
6. Thông thầu bao gồm các hành vi sau đây: (a) Thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu; (b) Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu
7. Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp, quyền và nghĩa vụ không đúng quy định của Luật này và hợp đồng dự án PPP. Dừng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ngoài trường hợp quy định tại hợp đồng dự án PPP. Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong hoạt động đầu tư theo phương thức PPP. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, vụ lợi, tham nhũng trong quản lý và sử dụng vốn nhà nước trong dự án PPP; can thiệp bất hợp pháp vào quy trình dự án PPP.
8. Gian lận trong hoạt động đầu tư theo phương thức PPP, bao gồm các hành vi sau đây:
(a) Làm giả, làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt dự án PPP, lựa chọn nhà đầu tư, triển khai thực hiện dự án PPP nhằm thu lợi bất chính hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ nào;
(b) Cố ý cung cấp thông tin không trung thực, không khách quan làm sai lệch chủ trương đầu tư, dự án PPP được phê duyệt, kết quả lựa chọn nhà đầu tư, kết quả kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, kết quả quyết toán vốn đầu tư công, thanh lý hợp đồng dự án PPP;
(c) Cố ý cung cấp thông tin không trung thực, không khách quan làm sai lệch số liệu về doanh thu của dự án PPP nhằm thu lợi bất chính.
9. Cản trở việc phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP”.
Như vậy, từ quy định vừa nêu ra về hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đối tác công tư thì được Luật Đầu tư năm 2020 đề cập đến là những quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP được xác định là không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư thì sẽ không được triển khai thực hiện vì nó thuộc phạm vi pháp luật quy định là các hành vi bị nghiêm cám. Đồng thời thì đối với những dự án đối tác công tư mà có các hành vi như không xác định được nguồn vốn nhà nước trong dự án PPP trong trường hợp dự án có yêu cầu sử dụng hay là các hành vi không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Đầu tư thì cũng không được thực hiện
Thứ hai, Luật Đầu tư này cũng quy định về các hành vi phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi khi chưa có chủ trương đầu tư; không phù hợp với chủ trương đầu tư; không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật cũng là các hành vi bị nghiêm cấm và pháp luật nghiêm cấm những người có thẩm quyền phê duyệt thực hiện hành vi phê duyệt đối với nội dung này.
Thứ ba, cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng thông đồng với tổ chức tư vấn, nhà đầu tư dẫn tới quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP gây thất thoát, lãng phí vốn, tài sản của Nhà nước, tài nguyên của quốc gia; làm tổn hại, xâm phạm lợi ích của công dân và của cộng đồng là hành vi bị nghiêm cấm.
Thứ tư, theo như quy định này thì ngoài các hành vi được quy định và hành vi đặc biệt nghiêm cấm và cần phải được thực hiện đúng theo như quy định của pháp luật thì bên cạnh đó pháp luật này cũng đưa ra các quy định hay nói theo cách khác là Luật Này cũng đề cập đến một số hành vi khác gồm: Không bảo đảm công bằng, minh bạch trong lựa chọn nhà đầu tư; Cản trở việc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP; Tiết lộ, tiếp nhận những tài liệu, thông tin sau đây về quá trình lựa chọn nhà đầu tư; Dừng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ngoài trường hợp quy định tại hợp đồng dự án PPP; Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong hoạt động đầu tư theo phương thức PPP; Thông thầu; Chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng PPP không đúng quy định của Luật này; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, vụ lợi, tham nhũng trong quản lý và sử dụng vốn nhà nước trong dự án PPP; can thiệp bất hợp pháp vào quy trình thực hiện dự án PPP.
Đồng thời, đối với những hành vi gian lận trong hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Luật Đầu tư năm 2020 đã nêu rõ các hành vi giam lận này bao gồm các hành vi như: Làm giả, làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, lựa chọn nhà đầu tư, triển khai thực hiện dự án nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ nào; …. Từ đó, để có thể đảm bảo được việc đối tác công tư sẽ đem lại nguồn lợi cho quốc gia và tránh được các hành vi lợi dụng hoạt động đối tác công tư để trục lợi, tham nhũng, hất thoát, lãng phí, tiêu cực,…. thì việc pháp luật Đầu tư đưa ra những quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư theo phương thức PPP là điều rất cần thiết và thiết thực.