Quy định về hộ tịch về đăng ký hộ tịch? Nguyên tắc đăng ký hộ tịch? Các hành vi bị nghiêm cấm trong đăng ký và quản lý hộ tịch?
Trong những năm gần đây, thuật ngữ hộ tịch đã trở nên khá quen thuộc đối với mỗi cá nhân và được sử dụng nhằm để chỉ những quyền lợi cơ bản cũng như các sự kiện hợp pháp của công dân. Việc đăng ký hộ tịch được xác định là nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền nhằm theo dõi được thực trạng và sự biến động về hộ tịch, đồng thời kịp thời bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, gia đình. Bởi vì hộ tịch gắn liền với mỗi cá nhân cho nên việc đăng ký các sự kiện hộ tịch là bắt buộc và tự giác. Pháp luật nước ta cũng đã ban hành các quy định cụ thể về đăng ký và quản lý hộ tịch. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong đăng ký và quản lý hộ tịch.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định về hộ tịch về đăng ký hộ tịch:
1.1. Hộ tịch và đăng ký hộ tịch:
Theo Điều 2 Luật Hộ tịch đã quy định nội dung như sau:
“1. Hộ tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật này, xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết.
2. Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.”
Như vậy, theo quy định pháp luật thì ta hiểu như sau:
– Hộ tịch là những sự kiện: Khai sinh; Kết hôn; Giám hộ; Nhận cha, mẹ, con; Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; Khai tử nhằm xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết.
– Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận và ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để nhà nước bảo hộ quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.
1.2. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch:
Theo quy định của pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch bao gồm:
– Uỷ ban nhân dân cấp xã là cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch.
– Uỷ ban nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch.
– Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch.
Trên đây là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký hộ tịch. Các chủ thể muốn đăng ký hộ tịch sẽ phải làm việc trực tiếp tại các cơ quan này theo trình tự, thủ tục cụ thể do pháp luật quy định.
2. Nguyên tắc đăng ký hộ tịch:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nguyên tắc đăng ký hộ tịch bao gồm các nguyên tắc sau đây:
– Nguyên tắc thứ nhất là tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân.
– Mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan và chính xác; trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Đối với những việc hộ tịch mà Luật này không quy định thời hạn giải quyết thì được giải quyết ngay trong ngày; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
– Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định của Luật này: Cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Trường hợp cá nhân không đăng ký tại nơi thường trú thì UBND cấp huyện, UBND cấp xã, Cơ quan đại diện nơi đã đăng ký hộ tịch cho cá nhân có trách nhiệm
– Mọi sự kiện hộ tịch sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
– Nội dung khai sinh, kết hôn, ly hôn, khai tử, thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch là thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
– Nguyên tắc cuối cùng đó là bảo đảm công khai, minh bạch thủ tục đăng ký hộ tịch.
Trên đây là những quy định cụ thể về nguyên tắc đăng ký hộ tịch. Khi các chủ thể đăng ký hộ tịch cần tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc được nêu trên để đảm bảo quá trình đăng ký hộ tịch diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và chính xác.
3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong đăng ký và quản lý hộ tịch:
3.1. Quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong đăng ký và quản lý hộ tịch:
Theo quy định tại Điều 12
– Nghiêm cấm cá nhân thực hiện các hành vi sau đây:
+ Nghiêm cấm cá nhân thực hiện hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; làm hoặc sử dụng giấy tờ giả, giấy tờ của người khác để đăng ký hộ tịch.
+ Nghiêm cấm cá nhân thực hiện hành vi đe dọa, cưỡng ép, cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch.
+ Nghiêm cấm cá nhân thực hiện hành vi can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đăng ký hộ tịch.
+ Nghiêm cấm cá nhân thực hiện hành vi cam đoan, làm chứng sai sự thật để đăng ký hộ tịch.
+ Nghiêm cấm cá nhân thực hiện hành vi làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ hộ tịch hoặc thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
+ Nghiêm cấm cá nhân thực hiện hành vi đưa hối lộ, mua chuộc, hứa hẹn lợi ích vật chất, tinh thần để được đăng ký hộ tịch.
+ Nghiêm cấm cá nhân thực hiện hành vi lợi dụng việc đăng ký hộ tịch hoặc trốn tránh nghĩa vụ đăng ký hộ tịch nhằm động cơ vụ lợi, hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước hoặc trục lợi dưới bất kỳ hình thức nào.
+ Nghiêm cấm cá nhân thực hiện hành vi của người có thẩm quyền quyết định đăng ký hộ tịch thực hiện việc đăng ký hộ tịch cho bản thân hoặc người thân thích theo quy định của
+ Nghiêm cấm cá nhân thực hiện hành vi truy cập trái phép, trộm cắp, phá hoại thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
– Các loại giấy tờ hộ tịch được cấp cho trường hợp đăng ký hộ tịch vi phạm quy định tại các điểm a, d,đ, g và h khoản 1 Điều 12
– Cá nhân thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật hộ tịch năm 2014 được nêu cụ thể bên trên thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp cán bộ, công chức vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật hộ tịch năm 2014, ngoài bị xử lý như trên còn bị xử lý kỷ luật theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức.
Như vậy, pháp luật quy định cụ thể về các hành vi bị nghiêm cấm trong đăng ký và quản lý hộ tịch. Khi các chủ thể thực hiện các hành vi được nêu cụ thể bên trên thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3.2. Xử lý khi cấp giấy tờ hộ tịch trong các trường hợp vi phạm:
Pháp luật quy định cụ thể về việc xử lý khi cấp giấy tờ hộ tịch trong các trường hợp vi phạm cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Thu hồi và hủy bỏ giấy tờ hộ tịch đã cấp trong các trường hợp sau:
+ Thu hồi và hủy bỏ giấy tờ hộ tịch đã cấp trong trường hợp cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; làm hoặc sử dụng giấy tờ giả, giấy tờ của người khác để đăng ký hộ tịch.
+ Thu hồi và hủy bỏ giấy tờ hộ tịch đã cấp trong trường hợp cam đoan, làm chứng sai sự thật để đăng ký hộ tịch.
+ Thu hồi và hủy bỏ giấy tờ hộ tịch đã cấp trong trường hợp làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ hộ tịch hoặc thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
+ Thu hồi và hủy bỏ giấy tờ hộ tịch đã cấp trong trường hợp lợi dụng việc đăng ký hộ tịch hoặc trốn tránh nghĩa vụ đăng ký hộ tịch nhằm động cơ vụ lợi, hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước hoặc trục lợi dưới bất kỳ hình thức nào.
+ Thu hồi và hủy bỏ giấy tờ hộ tịch đã cấp trong trường hợp người có thẩm quyền quyết định đăng ký hộ tịch thực hiện việc đăng ký hộ tịch cho bản thân hoặc người thân thích theo quy định của
– Thứ hai: Xử phạt cá nhân thực hiện hành vi vi vi phạm:
Pháp luật quy định các cá nhân thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Đối với các trường hợp cán bộ, công chức vi phạm thì ngoài bị xử lý như trên còn bị xử lý kỷ luật theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức.