Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực chăn nuôi được quy định theo Luật chăn nuôi 2018 gi nhận như thế nào ?
Pháp luật chăn nuôi chính là nền tảng cho các hoạt động chăn nuôi. Các hoạt động chăn nuôi phải tuân theo những quy định pháp luật. Để đảm bảo hành lang pháp lý của các hoạt động chăn nuôi,
Luật sư
1. Các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi được quy định theo Luật chăn nuôi 2018 như thế nào?
Các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi được quy định tại Điều 12 Luật Chăn nuôi năm 2018. Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích về các hành vi này:
“1. Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.”
Thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư chính là những khu vực có nhiều dân cư sinh sống, diễn ra nhiều hoạt động sinh hoạt khác nhau. Các tỉnh, thành phố hiện nay đều có những nghị quyết quy định về các khu vực không được tiến hành các hoạt động chăn nuôi. Bởi lẽ hoạt động chăn nuôi ở những khu vực đó có thể gây ra nhiều tác động không tốt đối với dân cư cũng như các hoạt động khác như kinh doanh, giao thương,…. Một số tác động tiêu cực có thể kể đến như tiếng ồn từ gia súc, vấn đề mùi hôi từ phân, rác thải, vấn đề xử lý chất thải trong chăn nuôi,… Do đó, các tỉnh, thành phố thường không cho phép chăn nuôi ở các khu vực đông dân cư, trung tâm,… Đối với các hoạt động nuôi động vật làm cảnh, hoặc nuôi động vật phục vụ cho hoạt động nghiên cứu của phòng thí nghiệm mà không có khả năng gây ô nhiễm môi trường thì vẫn có thể tiến hành hoạt động chăn nuôi. Thông thường thì những hoạt động chăn nuôi này có quy mô nhỏ, số lượng vật nuôi ít.
“2. Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.”
Chất cấm trong chăn nuôi chính là các chất được quy định không được phép sử dụng trong hoạt động chăn nuôi. Các chất cấm này không được phép sử dụng trong các thức ăn , nước uống, thuốc sử dụng cho các vật nuôi trong chăn nuôi. Việc quy định không sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi nhằm đảm bảo chất lượng của vật nuôi khi cung ứng các sản phẩm (thịt, trứng, sữa,…) ra thị trường, cũng như đảm bảo chất lượng nguồn gen của các vật nuôi,….
Hiện nay, các chất cấm trong chăn nuôi được ban hành theo Thông tư số 21/2019/TT- BNNPTNT. Cụ thể thì Danh mục hóa chất, sản phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi được quy định lại Phụ lục V và Danh mục nguyên liệu được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi được quy định tại Phụ lục VI của thông tư này . (Điều 6)
“3. Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.”
Kháng sinh là được hiểu là loại chất có khả năng kháng lại vi khuẩn, virus,… Kháng sinh thường được sử dụng khi sinh vật sống bị bệnh, nhiễm các loại vi khuẩn, virus,… Có rất nhiều loại kháng sinh khác nhau và kháng sinh cũng có thể ở dạng thuốc hoặc trong thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, không phải loại kháng sinh nào cũng có ích, các vật nuôi nếu dùng các loại kháng sinh chưa được kiểm duyệt sẽ gây ảnh hưởng đến vật nuôi. Do đó, hiện nay pháp luật đã quy định rõ các loại thuốc kháng sinh, thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam, ngoài các loại đã được liệt kê thì không được sử dụng loại kháng sinh nào.
“4. Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng.”
Mỗi loại sinh vật đều có một giai đoạn sinh trưởng trung bình nhất định, chỉ khi phát triển theo tốc độ bình thường đó thì chất lượng sản phẩm từ các vật nuôi mới đạt chuẩn. Tuy nhiên, vì chạy theo lợi nhuận mà không ít người đã dùng các chất kích thích, tăng trọng (sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi) cho vật nuôi. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị chất lượng của sản phẩm từ vật nuôi, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Vì lẽ đó, pháp luật đã cấm việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi vì mục đích này.
“5. Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi.”
Nguồn gen theo nghĩa rộng đó chính là tài sản chung của nhân loại vì nguồn gen xuất phát từ tự nhiên. Pháp luật đã quy định cụ thể việc nguồn gen giống vật nuôi được bảo tồn và phát triển. Cả cộng đồng đều có trách nhiệm bảo tồn và phát triển các nguồn gen giống vật nuôi. Do đó, những hành vi phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi chính là những hành vi trái pháp luật. Việc phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi làm suy giảm, hạn chế việc tồn tại, phát triển nguồn gen cũng như làm ngăn cản lại sự đa dạng hóa sinh học.
“6. Xuất khẩu trái phép nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.”
Nếu như nguồn gen nói chung đều được bảo tồn và phát triển thì nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm lại càng cần thiết phải bảo tồn nó. Ở Việt Nam có rất nhiều vật nuôi quý, hiếm đã, đang và cần được bảo tồn. Nguồn gen vật nuôi quý, hiếm chính là tài sản chung của quốc gia, việc xuất khẩu nguồn gen này ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo tồn cũng như lợi ích quốc gia. Vì lẽ đó, hoạt động xuất khẩu nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm phải được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền và theo một trình độ nhất định.
“7. Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.”
Chất cấm trong chăn nuôi là những chất không được xuất hiện thức ăn, nước uống,… khác của hoạt động chăn nuôi. Nếu như ở trong nước thì pháp luật đã giám sát chặt chẽ việc sử dụng các chất cấm từ hoạt động sản xuất, sử dụng (tức giám sát trong quá trình chăn nuôi) đến việc cung ứng các sản phẩm từ chăn nuôi ra thị trường. Còn đối với việc nhập khẩu thì sẽ kiểm tra đối với các sản phẩm chăn nuôi, những sản phẩm chăn nuôi đạt đủ tiêu chuẩn theo quy định pháp luật Việt Nam thì sẽ được nhập khẩu, còn các sản phẩm không đạt đủ tiêu chuẩn sẽ không được nhập khẩu.
“8. Nhập khẩu, kinh doanh, chế biến sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi chết do bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân.”
Các sản phẩm chăn nuôi là các nguyên liệu chính trong ăn uống, do đó, các sản phẩm chăn nuôi có tác động trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Những vật nuôi chết do bệnh thường tiềm ẩn những nguy cơ xấu ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, đơn giản như việc ăn thịt lợn chết vì bị bệnh dễ dẫn đến bị tiêu chảy ở người dùng. Do đó, đối với các vật nuôi chết do bệnh phải được tiêu hủy theo quy định, hành vi nhập khẩu, kinh doanh, chế biến sản phẩm chăn nuôi từ những vật nuôi chết này. Tương tự như đối với những vật nuôi chết không rõ nguyên nhân cũng không được sử dụng để chế biến sản phẩm chăn nuôi.
“9. Nhập khẩu, nuôi, phóng thích, sử dụng trái phép vật nuôi biến đổi gen, sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi biến đổi gen.”
Vật nuôi biến đổi gen là những vật nuôi có bộ gen được thay đổi so với gen gốc. Để những vật nuôi này được nuôi rộng rãi cũng như để cung ứng sản phẩm chăn nuôi thì nó phải trải quá trình kiểm định, kiểm tra, cho phép của các cơ quan có thẩm quyền. Đối với các vật nuôi biến đổi gen chưa được cho phép nuôi, phóng thích, sử dụng để chế biến sản phẩm chăn nuôi thì không được thực hiện hoạt động này. Tương tự đối với hoạt động nhập khẩu thì cũng nghiêm cấm nhập khẩu trái phép những vật nuôi biến đổi gen, sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi biến đổi gen.
“10. Sử dụng, đưa chất, vật thể, bơm nước cưỡng bức vào cơ thể vật nuôi, sản phẩm của vật nuôi nhằm mục đích gian lận thương mại.”
Gian lận thương mại là hành vi vi phạm pháp luật và trong lĩnh vực chăn nuôi thì các hành vi thực hiện nhằm mục đích gian lận thương mại cũng là các hành vi vi phạm pháp luật. Các hành vi sử dụng, đưa chất, vật thể, bơm nước cưỡng bức được hiểu là việc đưa nước, vật thể vào con vật không phải do con vật tự ăn, uống mà do người chăn nuôi cưỡng bức đưa vào người vật nuôi. Ví dụ như việc nhét nhiều cơm, cám vào con gà để tăng khối lượng của gà khi bán, hay việc bơm thêm nước đối với các động vật lớn như lợn, bò,…
“11. Thông đồng, gian dối trong thử nghiệm, khảo nghiệm, kiểm định, công bố chất lượng, chứng nhận sự phù hợp trong lĩnh vực chăn nuôi.”
Hành vi này gồm nhiều chủ thể khác nhau cấu kết với nhau khi không thể đạt được tiêu chuẩn, định mức theo quy định nhưng cấu kết, thông đồng, gian dối để kê khai thông tin sai. Hành vi này vi phạm nghiêm trọng đến tính minh bạch, khách quan trong hoạt động khảo nghiệm, kiểm định, công bố chất lượng, chứng nhận sự phù hợp, từ đó dẫn theo nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó, đây chính là hành vi bị nghiêm cấm thực hiện.
“12. Xả thải chất thải chăn nuôi chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu vào nơi tiếp nhận chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.”
Lượng chất thải từ chăn nuôi là vô cùng lớn, đồng thời có khả năng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến không khí, nước, đất,…. Do đó, các chất thải từ hoạt động chăn nuôi phải được xử lý đạt chuẩn thì mới được thải vào nơi tiếp nhận chất thải.
“13. Gian dối trong kê khai hoạt động chăn nuôi nhằm trục lợi.”
Hành vi gian dối trong kê khai dẫn đến việc sai lệch kết quả trong thống kê và thực tế, nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng điều này để trục lợi, gian lận các khoản nghĩa vụ như thuế, phí,… Do đo đây là hành vi bị nghiêm cấm.
“14. Cản trở, phá hoại, xâm phạm hoạt động chăn nuôi hợp pháp.”
Hoạt động này gần tương tự như đối với việc cản trở, phá hoại, xâm phạm nơi làm việc, chỗ ở của cá nhân, tổ chức. Các hành vi này xâm hại đến tài sản cũng như các hoạt động chăn nuôi, gây thiệt hại đến hoạt động chăn nuôi.