Nghị định số 64/2010/NĐ-CP quy định chi tiết về việc bảo vệ và quản lý cây xanh. Vậy các hành vi bị cấm trong bảo vệ, quản lý cây xanh đô thị được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là cây xanh đô thị?
Căn cứ khoản 2 Điều 2
Bảo vệ, quản lý cây xanh đô thi phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
– Chính phủ thống nhất quản lý cây xanh đô thị, có phân công, phân cấp trách nhiệm.
– Nhằm mục đích phục vụ lợi ích cộng đồng, Nhà nước sẽ phải có trách nhiệm đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị.
– Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia quy hoạch.
– Thực hiện trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ quản lý cây xanh đô thị.
– Đảm bảo tuân thủ quy hoạch đô thị, quy chuẩn kỹ thuật đồng thời góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
– Chủ đầu tư phải đảm bảo quỹ đất cây xanh khi triển khai xây dựng khu đô thị mới.
– Cây xanh được trồng phải đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây trồng theo quy hoạch chi tiết khu đô thị mới đã được phê duyệt.
– Có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh đến khi bàn giao cho cơ quan quản lý theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Trồng cây xanh đồng bộ với việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật khi xây dựng mới đường đô thị.
2. Các hành vi bị cấm trong bảo vệ, quản lý cây xanh đô thị:
Căn cứ Điều 7 Nghị định số 64/2010/NĐ-CP quy định những hành vi bị cấm trong bảo vệ, quản lý cây xanh đô thị bao gồm:
– Tự ý trồng cây xanh trên hè, dải phân cách, nút giao thông và các khu vực sở hữu công cộng không đúng quy định.
– Trồng các loại cây trong danh mục cây cấm trồng.
– Trồng các loại cây trong danh mục cây trồng hạn chế khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.
– Tự ý chặt hạ, dịch chuyển, chặt nhánh, tỉa cành, đào gốc, chặt rễ cây xanh khi chưa được cấp phép.
– Treo, gắn biển quảng cáo, biển hiệu và các vật dụng khác trên cây.
– Thực hiện giăng dây, giăng đèn trang trí vào cây xanh khi chưa được phép.
– Có hành vi đục khoét, đóng đinh vào cây xanh, lột vỏ thân cây.
– Đổ rác, chất độc hại và vật liệu xây dựng vào gốc cây xanh.
– Phóng uế, đun nấu, đốt gốc, xây bục, bệ quanh gốc cây.
– Lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép trên đất cây xanh hiện có hoặc đã được xác định trong quy hoạch đô thị và ngăn cản việc trồng cây xanh theo quy định.
– Các tổ chức, cá nhân quản lý hoặc được giao quản lý cây xanh đô thị không thực hiện đúng các quy định về quản lý cây xanh đô thị.
– Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
3. Mức xử phạt với hành vi vi phạm về bảo vệ, quản lý cây xanh đô thị:
Thứ nhất, phạt cảnh cáo, áp dụng đối với những hành vi dưới đây:
– Chăm sóc, cắt tỉa cây không tuân thủ quy trình kỹ thuật.
– Đục khoét, đóng đinh vào cây xanh.
– Cắt cành cây, lột vỏ thân cây, phóng uế quanh gốc cây.
Thứ hai, phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng khi thực hiện các hành vi sau:
– Đổ chất độc hại, vật liệu xây dựng vào gốc cây xanh.
– Thực hiện hành vi đun nấu, đốt gốc, xây bục, bệ quanh gốc cây.
– Trồng cây xanh trên hè, dải phân cách, đường phố, nút giao thông hoặc khu vực công cộng không đúng quy định.
– Thực hiện trồng các loại cây trong danh mục cây cấm trồng.
– Thực hiện trồng các loại cây trong danh mục cây trồng hạn chế khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
– Trồng cây xanh đô thị không đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, không đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây và bảo đảm an toàn.
– Có hành vi ngăn cản việc trồng cây xanh theo quy định.
Thứ ba, phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng:
Thực hiện hành vi tự ý chặt hạ, dịch chuyển, đào gốc cây xanh đô thị hoặc chặt rễ cây xanh khi chưa được cấp phép.
Ngoài việc bị phạt tiền như trên, đối tượng thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
– Buộc trồng cây xanh đô thị đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, chủng loại, tiêu chuẩn cây.
(căn cứ Điều 54 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP).
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định theo quy định trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Bên cạnh đó, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu chính đáng về chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị ngoài việc tuân thủ các quy định tại Điều này còn phải có trách nhiệm đền bù giá trị cây, chịu mọi chi phí cho việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị.
4. Quy định về trồng, chăm sóc cây xanh đô thị:
Trồng và chăm sóc cây xanh đô thị là một trong những hoạt động cần có và tốt đẹp của xã hội.
Việc trồng cây xanh đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trồng cây xanh đô thị phải được bảo đảm đúng quy trình kỹ thuật, đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây. Đồng thời phải bảo đảm an toàn.
Đối với những cây mới trồng phải được bảo vệ, chống giữ thân cây chắc chắn, ngay thẳng đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Phải định kỳ chăm sóc cây trồng, kiểm tra, xác định tình trạng phát triển của cây để có biện pháp theo dõi, bảo vệ và xử lý kịp thời các tác động ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.
Tuân thủ các quy trình kỹ thuật khi chăm sóc, cắt tỉa cây. Bên cạnh đó phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình.
5. Trách nhiệm trong việc quản lý cây xanh đô thị:
Theo quy định, các bộ ban ngành đều phải có trách nhiệm trong việc quản lý cây xanh đô thị, cụ thể như sau:
Trách nhiệm của các Bộ, ngành:
Thứ nhất, trách nhiệm của Bộ Xây dựng:
– Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý cây xanh đô thị.
– Có sự thống nhất quản lý nhà nước về cây xanh đô thị.
– Hướng dẫn lập cũng như quản lý các chi phí để nhằm duy trình cây xanh sử dụng công cộng sử dụng vốn Nhà nước.
– Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về quản lý cây xanh.
Thứ hai, đối các các Bộ khác như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành khác có liên quan cũng phải tuân thủ quy định trong phạm vi trách nhiệm của mình về quản lý cây xanh.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp:
Thứ nhất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
Ban hành hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các văn bản quy định cụ thể về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn.
Thực hiện thống nhất quản lý cây xanh các đô thị trên địa bàn tỉnh
Thực hiện tổ chức chỉ đạo việc lập và phê duyệt kế hoạch hàng năm.
Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị.
Thứ hai, Ủy ban nhân dân cấp huyện:
Theo sự phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà tổ chức thực hiện quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn.
Ban hành các quy định cụ thể về quản lý cây xanh đô thị theo phân cấp.
Thực hiện lựa chọn đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh trên địa bàn được giao quản lý theo phân cấp.
Ban hành danh mục cây bảo tồn, cây trồng hạn chế và cây cấm trồng trên địa bàn quản lý.
Trách nhiệm của Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Chủ trì soạn thảo các văn bản hướng dẫn về công tác quản lý cây xanh đô thị.
Thực hiện lập kế hoạch hàng năm và 5 năm về đầu tư phát triển cây xanh.
Xác định danh mục cây trồng, cây cần bảo tồn, cây nguy hiểm, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế trên địa bàn. Sau đó thực hiện trình lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn.
Thực hiện tổng hợp cơ sở dữ liệu về cây xanh đô thị.
Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Xây dựng định kỳ hàng năm.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Nghị định số 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị.
Nghị định số 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.