Các cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh? Trách nhiệm quản lý nhà nước về cạnh tranh?
Thuật ngữ ‘‘luật cạnh tranh’’ được biết đến ở Việt Nam là một thuật ngữ rất mới và chỉ được biết đến vào khoảng trên dưới chục năm trở lại đây nhờ quá trình giao lưu, hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì thế mà pháp luật Cạnh tranh cũng là một trong những ngành luật còn khá mới mẻ so với các ngành luật truyền thống khác như luật dân sự, hình sự… Bởi vì sự mới mẻ này mà những tài liệu, văn bản pháp luật liên quan đến cạnh tranh cũng còn rất ít và được xem là há hiếm hoi. Đồng nghĩa với việc này thì vấn đề tiếp xúc và nhận biết về pháp luật cạnh tranh còn hơi xa vời với thực tế. Pháp luật cạnh tranh đang tưng bước phát triển và hoàn thiên hơn, để đại đa số các chủ thể kinh doanh thương mại có thể nắm vững được các quy định về pháp luật này. Vậy,
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Luật Cạnh tranh năm 2018
1. Các cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh
Trong quá trình đổi mới nền kinh tế thành kinh tế thị trường phát triển, các nhà làm luật Việt Nam đã đặt ra nhiệm vụ trọng yếu là phải xây dựng một đạo luật cạnh tranh mang tầm vóc của một đạo luật căn bản trong cấu trúc của pháp luật thương mại của nước ta hiện nay. Do đó, trên cơ sở tiếp thu những kinh nghiệm xây dựng Luật Cạnh tranh ở các nước, Luật Cạnh tranh Việt Nam đã được ban hành năm 2018.
Trên cơ sơ quy định của Luật Cạnh tranh năm 2018, đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh, thì vai trò điều tra, thu thập, tìm kiếm các chứng cứ có liên quan đến vụ việc do Cục Quản lý cạnh tranh đảm nhận. Đồng thời, còn việc xét xử, xử lý, đưa ra các quyết định, giải quyết khiếu nại có liên quan đến vụ việc cạnh tranh thì do Hội đồng cạnh tranh hay còn được biết đến là Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh trực tiếp đảm nhân đảm nhận. Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì Hội đồng cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập gồm từ 11 đến 15 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương. Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh cũng được Thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm trong số thành viên của Hội đồng cạnh tranh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại. Từ đó có thể thấy rằng, các cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh bào gồm:
Thứ nhất, là Cục quản lý cạnh tranh được quy định là cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh và nó được thể hiện qua các nét cơ bản. Do đó, trong điều kiện mới được thành lập chưa lâu, số lượng chuyên gia cạnh tranh còn ít thì việc đào tạo, bồi dưỡng điều tra viên, chuyên gia,… chỉ mới đáp ứng được nhu cầu trước mắt và chất lượng vẫn còn hạn chế. Số lượng các điều tra viên của Cục chưa đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội và người tiêu dùng. Tuy nhiên, theo như những gì đã đạt được thì Cục quản lý cạnh tranh vẫn chưa có nhiều động thái nhằm thể hiện vai trò của mình trong đời sống xã hội và chức năng chuyên biệt của nó trong hệ thống cơ quan nhà nước. Điều này xuất phát từ nguyên do kết quả hoạt động của Cục Quản lý cạnh tranh chưa tạo được con số ấn tượng .
Hiện nay, Cục Quản lý cạnh tranh được quy định “ôm đồm” quá nhiều chức năng, từ điều tra xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, điều tra các hành vi hạn chế cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng đến quản lý nhà nước về chống bán phá giá, chống trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế.
Thứ hai, là Hội đồng Cạnh tranh được quy định là cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh. Bởi vì khi xét về mặt tổ chức, chúng ta chưa xác định được Hội đồng cạnh tranh trực thuộc Chính phủ hay Bộ Công thương.
Trên cơ sở hoạt động của Hội đồng đã để lại các luận thuyết nền tảng của pháp luật cạnh tranh đã khẳng định rằng tính độc lập và tự quyết tạo nền tảng vững chắc cho các cơ quan quản lý cạnh tranh hoạt động độc lập và có hiệu quả. Bên cạnh đó thì pháp luật hiện hành cũng đã có các quy định việc Bộ trưởng Bộ Công thương có khả năng:
Một là, đề nghị Thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên và chủ tịch Hội đồng cạnh tranh;
Hai là, quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban thư ký Hội đồng cạnh tranh – bộ phận giúp việc cho Hội đồng;
Ba là, phê duyệt quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng cạnh tranh sẽ dẫn đến khả năng chi phối đối với việc tổ chức và hoạt động của cơ quan này
Ngoài ra thì Hội đồng cạnh tranh còn thực hiện các hành vi về sự phân định thẩm quyền giữa Cục Quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh. Vấn đề này có nhiều điểm chưa thực sự hợp lý. Căn cứ vào các quy định tại Mục 4 và 5 Chương V của
Như vậy, từ quy định nêu ra ở trên có thể thấy rằng hiện nay hệ thống cơ quan quản lý cạnh tranh của nước ta đã được thành lập và tổ chức với hai cơ quan riêng biệt bởi Cục quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh. Hai cơ quan quản lý nhà nước cạnh tranh tuy hoạt động riêng biệt nhưng đều chung mục đích là thực hiện nhiệm vụ quản lý cạnh tranh của các doanh nghiệp của Việt Nam trong nền kinh tế thì trường ngày càng được phát triển.
2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về cạnh tranh
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì không xây dựng mô hình giao cho một cơ quan thực hiện cùng lúc hai chính sách quản lý cạnh tranh của nhà nước và quản lý cạnh tranh chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Bởi nguyên tắc đó mà Cơ quan quản lý cạnh tranh của các nước thường thuộc bộ, Chính phủ hay Quốc hội còn cơ quan quản lý chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ lại thuộc Bộ Kinh tế, Thương mại hoặc Công thương.
Đồng thời theo như quy định tại Điều 7 Luật Cạnh tranh 2018 thì trách nhiệm quản lý nhà nước về cạnh tranh được quy định cụ thể như sau:
“Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về cạnh tranh
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cạnh tranh.
2. Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh”.
Từ quy định trên của Luật Cạnh tranh 2018 điều chỉnh chung về các quan hệ cạnh tranh. Việc điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và thông báo tập trung kinh tế phải áp dụng quy định của Luật Cạnh tranh 2018. Do đó, khi trường hợp luật khác có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hình thức tập trung kinh tế, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác với quy định của Luật Cạnh tranh 2018 thì áp dụng quy định của luật đó.
Bên cạnh đó, pháp luật này cũng đã có các quy định về việc Cơ quan quản lý cạnh tranh mới sẽ thực hiện các hoạt động liên quan đến việc điều tra, xử lý các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng. Chức năng khác hiện nay của Cục quản lý cạnh tranh liên quan đến chống bán phá giá, chống trợ cấp, và tự vệ nên trao cho Bộ Công thương chịu trách nhiệm, vì: mặc dù pháp luật cạnh tranh và pháp luật chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ có những nguyên tắc chung nhưng đối tượng điều chỉnh của chúng là hoàn toàn khác nhau.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, số lượng các vụ việc liên quan đến cạnh tranh tăng cao và trình độ chuyên môn về pháp luật cạnh tranh của các thẩm phán đã được nâng cao thì nên trao chức năng này cho Tòa án. Điều này cũng để phù hợp với bản chất của các hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, nâng cao chất lượng thực thi các quyết định của cơ quan giải quyết vụ việc. Đồng thời khi thực hiện các trách nhiệm của mình thì cơ quan quản lý cạnh tranh không bị quá tải và thực hiện tốt nhiệm vụ điều tiết quy luật cạnh tranh của thị trường và có thể tập trung cho lĩnh vực hạn chế cạnh tranh theo một lĩnh vực điển hình, có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .
Bên cạnh đó, mục đích của Luật Cạnh tranh là bảo đảm quyền cạnh tranh bình đẳng của doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng nên có chung mục đích với pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. Không những thế mà người tiêu dùng có mối quan hệ với các doanh nghiệp và đặc biệt là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Do đó, cơ quan cạnh tranh mới vẫn nên giữ nguyên chức năng và trách nhiệm của mình là cơ quan thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.