Phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Những điểm mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Mục lục bài viết
1. Phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong trả hồ sơ để điều tra bổ sung:
Các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung đều có chung nhiệm vụ là đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội và cùng có trách nhiệm là mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện điều tra, truy tố và xét xử nghiêm minh, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội, tôn trọng quyền và lợi ích của công dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Chính từ mục đích chung đó mà hình thành nên mối quan hệ phối hợp trong tố tụng hình sự giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
Phối hợp được hiểu là “sự bố trí cùng nhau làm một kế hoạch chung, một hoạt động chung để đạt mục đích chung”. Từ đó có thể xác định quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án trong tố tụng hình sự là sự tác động, chi phối và ảnh hưởng lẫn nhau trên cơ sở của luật tố tụng hình sự để phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm theo quy định của pháp luật. Xét về bản chất, quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng dựa trên cơ sở địa vị pháp lý được quy định trong tố tụng hình sự của mỗi cơ quan. Quan hệ phối hợp của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự xuất phát từ nguyên tắc tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước ta. Các cơ quan nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, theo nguyên tắc phối hợp, kết hợp với nhau để thực hiện quyền lực Nhà nước cũng như nhiệm vụ của mỗi cơ quan. Từ nguyên tắc trên đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải phối hợp với nhau trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự để đạt được mục đích của tố tụng hình sự.
1.1. Phối hợp giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án trong giai đoạn truy tố để hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung:
– Sau khi nhận hồ sơ vụ án và kết luận điều tra, Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, kiểm tra việc chấp hành các thủ tục tố tụng, tính đầy đủ, hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ vụ án.
+ Phải trực tiếp hỏi cung bị can trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 183 của BLTTHS;
+ Nếu thấy còn thiếu chứng cứ, tài liệu hoặc có vi phạm thủ tục tố tụng mà tự mình có thể bổ sung được thì phối hợp với Điều tra viên để bổ sung, khắc phục kịp thời; trường hợp không thể bổ sung được thì phải báo cáo lãnh đạo VKS để xem xét, quyết định.
– Trong thời hạn quyết định việc truy tố, nếu thấy vụ án có những vấn đề phức tạp về chứng cứ, tội danh hoặc trong trường hợp cần thiết khác, Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo VKS để trao đổi với lãnh đạo Cơ quan điều tra, Tòa án về hướng giải quyết vụ án.
Trường hợp phát sinh những vấn đề phức tạp, VKS chủ động tổ chức họp liên ngành để làm rõ những vấn đề cần phải điều tra bổ sung nhằm bảo đảm việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung đúng trọng tâm, triệt để và kịp thời.
– Trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp không thống nhất được với nhau về vấn đề cần phải điều tra bổ sung, thì cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý hồ sơ vụ án phải chủ trì xây dựng báo cáo của các cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp để báo cáo với lãnh đạo liên ngành cấp trên trực tiếp xem xét cho ý kiến về việc giải quyết vụ án.
1.2. Phối hợp giữa Viện kiểm sát và Tòa án trong giai đoạn xét xử để hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung:
Luật tổ chức
Theo quy định từ Điều 13 Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP về quy định việc phối hợp giữa cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung do Viện kiểm sát nhân dân tối cao –
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, sau khi nghiên cứu hồ sơ nếu thấy có một trong các căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung quy định tại các điều 3, 4, 5 và 6 của Thông tư liên tịch này thì Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa trao đổi với Kiểm sát viên để có biện pháp khắc phục kịp thời hoặc có thể bổ sung được tại phiên tòa mà không phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Nếu Kiểm sát viên và Thẩm phán không thống nhất ý kiến, thì báo cáo lãnh đạo liên ngành xem xét cho ý kiến về việc giải quyết vụ án.
Trường hợp Viện kiểm sát phát hiện có căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát có văn bản đề nghị Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 280 của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Tại phiên tòa, Kiểm sát viên chủ động phối hợp với Hội đồng xét xử làm rõ những chứng cứ liên quan đến việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Nếu có một trong các căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung quy định tại các điều 3, 4, 5 và 6 của Thông tư liên tịch này hoặc phát sinh những vấn đề mới, phức tạp mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử tự mình hoặc theo đề nghị của Kiểm sát viên quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Đối với vụ án do Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm, nếu phát hiện có căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Tòa án thụ lý xét xử sơ thẩm trao đổi với Viện kiểm sát cùng cấp để làm rõ những vấn đề điều tra bổ sung. Trước khi Tòa án ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, Viện kiểm sát cấp dưới báo cáo với Viện kiểm sát cấp trên xem xét, trao đổi với Tòa án. Trường hợp Tòa án vẫn quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì xử lý như sau:
a) Nếu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án có căn cứ thì Viện kiểm sát cấp dưới làm văn bản nêu rõ lý do và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cấp trên để thực hiện việc điều tra bổ sung theo thẩm quyền;
b) Nếu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án không có căn cứ thì Viện kiểm sát cấp dưới có văn bản nêu rõ lý do giữ nguyên quyết định truy tố và chuyển lại hồ sơ cho Tòa án để đưa vụ án ra xét xử đồng thời báo cáo Viện kiểm sát cấp trên.
Trường hợp vụ án có bị can đang bị tạm giam mà xét thấy cần phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì trước khi hết thời hạn tạm giam ít nhất 07 ngày, Tòa án
2. Những điểm mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 :
Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015 có hiệu luật từ ngày 01/01/2018, các quy định trả hồ sơ để điều tra bổ sung tại các Điều 245, 246, 280 của BLTTHS, đồng thời được giải thích, hướng dẫn cụ thể trong Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP, ngày 22/12/2017 của VKSNDTC, TANDTC, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.
So với quy định của BLTTHS năm 2013 thì quy định về trả hồ sơ điều tra bổ sung của BLTTHS năm 2015 quy định những điểm mới cơ bản như sau:
Một là, về số lần trả hồ sơ điều tra bổ sung: Tại khoản 2, Điều 174 BLTTHS năm 2015 quy định “Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần và Hội đồng xét xử chỉ được trả hồ sơ để điều bo sung một lần”. Theo quy định, Tòa án chỉ được trả hồ sơ không quá hai lần, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử một lần, tại phiên tòa Hội đồng xét xử chỉ được trả một lần. Quy định mới này buộc Tòa án phải cân nhắc, cẩn thận trong việc đề ra các nội dung trong Quyết định yêu cầu VKS điều tra bổ sung, vì số lần trả hồ sơ đã bị giới hạn cụ thể.
Quy định này thể hiện sự chặt chẽ hơn, tránh sự tùy tiện, lạm dụng việc trả hồ sơ để kéo dài thời gian giải quyết vụ án bởi vì theo quy định hiện hành Tòa án chỉ được trả hồ sơ không quá hai lần, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử một lần, tại phiên tòa Hội đồng xét xử chỉ được trả một lần. Quy định này còn thể hiện sự phù hợp với nguyên tắc đảm bảo tranh tụng trong xét xử theo tinh thần của Nghị quyết số 49 của Bộ chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp”. Rõ ràng, theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu như Tòa án đã trả hồ sơ hai lần trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thì kết quả điều tra công khai tại phiên tòa sẽ không có ý nghĩa với việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung nữa vì Tòa án đã hết số lần trả hồ sơ để điều tra bổ sung, quy định mới này trong
Hai là, Về căn cứ trả hồ sơ điều tra bổ sung: Theo quy định tại khoản 1, Điều 245 của BLTTHS năm 2015 đã quy định rõ hơn căn cứ: Còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 BLTTHS năm 2015. Như trước đây thì chỉ có nói là “Thiếu chứng cứ quan trọng” quy định này khó nhận biết còn theo luật mới đã xác định là chứng cứ còn thiếu là chứng cứ chứng minh cho những vấn đề cần phải chứng minh tại Điều 85 BLTTHS năm 2015. Ngoài ra BLTTHS năm 2015 còn bổ sung thêm “một hay nhiều tội phạm khác” thay cho cụm từ “một hay nhiều” của BLTTHS 2003 trong căn cứ: “Có căn cứ khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác”. Sự bổ sung này nhằm bảo đảm chính xác của thuật ngữ pháp lý, phù hợp với thực tiễn và đã bao quát đầy đủ các trường hợp như ngoài tội phạm mà bị can thực hiện đã được khởi tố, điều tra đến thời điểm truy tố phát hiện bị can còn thực hiện từ hai tội phạm khác trở lên thì đây cũng chính là căn cứ để Viện kiểm sát ra Quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung.
Ba là, khoản 1, Điều 280 của BLTTHS năm 2015 quy định rõ căn cứ để Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung gồm có bốn căn cứ, nhiều hơn một căn cứ so với
Khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề định tại Điều 85 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 mà không thể bổ sung tại phiên tòa được (Điểm a Khoản 1 Điều 280);
Có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm (Điểm b Khoản 1 Điều 280);
Có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can (Điểm c Khoản 1 Điều 280);
Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng (Điểm d Khoản 1 Điều 280).
Bốn là, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng luật hóa một số nội dung mới như trường hợp Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung, nếu xét thấy có thể bổ sung chứng cứ, tài liệu thì Viện kiểm sát có thể trực tiếp bổ sung mà không cần thiết phải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra (Điều 246) hoặc trường hợp Viện kiểm sát phát hiện có căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát có văn bản đề nghị Tòa án trả hồ sơ (khoản 2 Điều 280). Điều này tạo sự chủ động cho Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, hạn chế được tình trạng giải quyết vụ án bị kéo dài.
Ngoài ra, Thông tư liên tịch số 02/2017 ngày 22/12/2017 của VKSNDTC -TANDTC-BCA-BQP về phối hợp của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS năm 2015 về trả hồ sơ điều tra bổ sung. Theo đó, văn bản này đã giải thích rõ hơn các thuật ngữ trong các căn cứ để được trả hồ sơ ĐTBS và nguyên tắc phối hợp các thủ tục tố tụng về vấn đề điều tra bổ sung cho thống nhất.